(Đề 10)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tập viết văn không khó
Hồi tôi học lớp Bốn, ai cũng khen tôi ngoan và học giỏi. Chỉ tự tôi mới biết mình
học văn không tốt lắm vì tôi cực kì ghét làm văn. Những bài văn nộp cho cô và được
khen, đều do tôi lựa chép từ các sách tham khảo hay trên mạng.
Thế rồi, đến một hôm, trong tiết học văn, cô giáo yêu cầu viết bài tại lớp. Tôi chép
để vào vở rồi bắt đầu viết, nhưng loay hoay mãi chẳng nghĩ được câu nào. Nhìn trước,
nhìn sau, thấy bạn nào cũng cắm cúi viết, có bạn viết lia lịa. Hết giờ mà trang giấy của
tôi chỉ vỏn vẹn hai chữ”Bài làm”. Tôi xấu hổ, không dám nộp bài. Cô giáo hỏi lí do vì
sao. Tôi ấp úng rồi nói thật với cô. Trong lúc còn đang lo sợ sẽ bị cô trách phạt và các
bạn chê cười, thì tôi lại được nghe những lời động viên dịu dàng của cô giáo:
- Viết văn không khó như em nghĩ đâu. Chỉ cần em mong muốn và quyết tâm, cô
nhất định sẽ giúp em tự mình viết được những bài văn hay đấy!
Nghe những lời đó, trong lòng tôi như có một khung trời mới.
Hôm đó, sau giờ học, tôi được cô giải thích về cấu trúc một bài văn, về nội dung
các phần mở bài, thân bài và kết bài. Cô hướng dẫn tôi cách viết đoạn văn. Tôi hiểu
được ý nghĩa câu mở đoạn, câu kết đoạn. Tối hôm đó, cô giao riêng cho tôi một bài tập
về nhà “Viết đoạn mở bài cho bài văn tả cây hoa mà em yêu thích.. Tôi đã viết theo hai
cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp mà cô gợi ý. Tuy câu chữ còn gượng gạo,
nhưng tôi vẫn nhận được lời khích lệ từ cô.
Cứ như vậy, vâng lời cô, tôi tích cực học tập trong tất cả các giờ học Tiếng Việt.
Giờ Luyện từ và câu, giờ Đọc – hiểu,... tôi chú ý lắng nghe và ghi chép để tích lũy và
mở rộng kiến thức. Tôi không ngại khi xung phong đặt câu với từ ngữ cho trước, hay khi
cô gọi phát biểu cảm nhận của mình trước một nhân vật hay sự việc nào đó. Đấy chính
là bước khởi đầu giúp tôi tự tin khi viết những mạch văn đầy cảm xúc. Đến bây giờ, tôi
không còn sợ viết văn nữa. Còn bạn thì sao? (Hà Thanh Huyền)
Câu 1: (0,5 điểm). Ngày học lớp Bốn, bạn nhỏ là người thế nào?
A. Nghịch ngợm và láu cả
B. Có tình yêu thương với mọi người C. Ngoan và học giỏi. D. Đáp án A, B và C
Câu 2 (0,5 điểm). Sự việc gì khiến bạn nhỏ bắt đầu có tư tưởng thay đổi cách học văn?
A. Đề văn quá khó nhân vật tôi không tìm được ở văn mẫu.
B. Cô giáo yêu cầu viết bài tại lớp, nhân vật tôi không làm được
C. Nhân vật tôi bị các bạn chê cười vì chép văn mẫu
D. Nhân vật tôi bị cô giáo phạt
Câu 3 (0,5 điểm). Những kinh nghiệm nào dưới đây của bạn nhỏ có thể giúp ích
cho em trong việc học viết văn?
A. Lựa chọn và chép văn mẫu.
B. Nắm vững cấu trúc, dàn ý của thể loại bài.
C. Luyện viết thành thạo đoạn văn theo chủ đề.
D. Tích cực đọc và ghi chép các tư liệu.
Câu 4 (0,5 điểm). Em học được điều gì qua câu chuyện học viết văn của bạn nhỏ?
A. Kiên trì, nỗ lực, chăm chỉ sẽ vượt qua được thử thách
B. Sức khoẻ là điều rất quan trọng
C. Thầy cô giáo giỏi sẽ giúp chúng ta chiếm lĩnh tri thức.
D. Gia đình là điểm tựa quan trọng trong cuộc sống.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Câu văn sau sử dụng chưa đúng dấu gạch ngang. Em hãy sửa lại cho đúng
Hoa phượng loài hoa báo hiệu mùa hè – đã nở đỏ rực
Câu 6 (2,0 điểm). Gạch dưới từ ngữ sử dụng chưa phù hợp và thay thế bằng từ phù hợp hơn.
a) Chị Lan biếu em một chiếc cặp tóc rất xinh xắn.
b) Chúng em đang tập hát một bài hát ca ngợi giang sơn.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 C B B A
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm).
Hoa phượng - loài hoa báo hiệu mùa hè đã nở đỏ rực Câu 6 (2,0 điểm).
a) Chị Lan biếu em một chiếc cặp tóc rất xinh xắn. Tặng
b) Chúng em đang tập hát một bài hát ca ngợi giang sơn. Đất nước
C. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
A Mở bài: Giới thiệu người em định tả: - Gặp ở đâu? Tên gì? - Làm nghề gì? B. Thân bài: a. Tả ngoại hình: - Vóc dáng. - Khuôn mặt. - Mái tóc. - Phục sức. b. Tả hoạt động. c. Ấn tượng với em.
C. Kết luận: Nêu tình cảm của em đối với người mới gặp.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. Bài làm tham khảo
Nắng chiều rải nhẹ trên con đường về nhà. Trên đường đi, em chợt thấy một tốp
các chú thợ điện đang đo và tháo lắp chiếc công tơ ở gần khu phố em. Trong đó, người
làm em chú ý nhất là một chú thợ điện đang leo lên cột điện và xem xét công tơ.
Bỗng có người gọi tên chú. Thì ra, chú tên là Hiệp. Em đứng ngắm chú hồi lâu.
Chú khoảng ba mươi tuổi. Bộ áo công nhân màu cam rất vừa vặn với vóc dáng to, cao
của chú. Khuôn mặt chú vuông vắn. Tóc chú màu đen. Nước da chú ngăm ngăm màu
bánh mật. Trông chú thật hiền từ.
Thấy em cứ đứng ngây người nhìn chú, chú nở một nụ cười thật tươi. Em tiến
bước đến gần chú rồi chào: “Cháu chào chú ạ!” Chú xoa đầu em: “Cháu ngoan lắm, thế
sau này cháu có muốn làm công việc như chú không?” Em đáp: “Cháu chưa biết được
nhưng công tơ điện để làm gì thế hả chú?” Chú cười: “À! Công tơ điện dùng để đo
lượng điện đã dùng cháu ạ!”
Mồ hôi trên lưng áo chú đã thấm ra ngoài nhưng chú vẫn hăng say làm việc. Tay
chú nhanh thoăn thoắt. Mặc dù em không hiểu rõ công việc mà chú đang làm nhưng với
thái độ làm việc như thế, em biết chú là một người rất yêu nghề. Nếu không có những
thợ điện như chú sửa chữa kịp thời thì sinh hoạt của người dân sẽ gặp khó khăn. Em
đang đứng thì chú quay xuống nói: “Thôi muộn rồi đấy, cháu về đi kẻo bố mẹ lo lắng.”.
Em giật mình, chú nhắc em mới nhớ. Thôi đành chia tay chú ở đây vậy. Tuy bóng
dáng chú đang xa dần nhưng em sẽ mãi nhớ về chú Hiệp – một người thợ điện thân thiện
và biết quan tâm tới người khác.
Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều (Đề 10)
1.2 K
579 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1158 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)