Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều (Đề 6)

404 202 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(404 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

(Đề 6)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Bạn nhỏ trong rừng
Lán địa chất của bố tôi ở trong khu rừng có nhiều cây sau sau. Gần
lán có một cái tổ sóc trong hốc cây ở trên cao. Một chú sóc ngày ngày ra
vào. Chú có bộ lông khá đẹp, lưng xám thẫm nhưng bụng lại đỏ hung,
chóp đuôi cũng đỏ. Chú không đứng yên một chỗ lúc nào, thoắt trèo,
thoắt nhảy, lắm lúc chỉ nhìn thấy cái đuôi phất phất. Toóc! Toóc! Toóc!
Sáng sớm, sóc đã đi kiếm ăn. Buổi trưa, chú về tổ và xế chiều lại ra đi.
Sóc khá dạn người. Có lúc, chú đứng trên hai chân sau, hai chân trước co
lại trông như một em bé chắp tay chào, hai mắt đen láy nhìn xuống chúng
tôi như muốn nói: “Chào các anh! Tôi là bạn cùng xóm đây mà!”.
Một hôm, nhân đá quả cầu giấy rơi vào gốc cây sau sau, tôi chạy
đến tìm thì thấy một cái hủm, lá khô và rác che phủ bên ngoài. Kéo tung
mớ cỏ rác lên thì thấy rơi vãi ra những hạt dẻ và quả gắm già, mấy quả
trám khô và một ít hạt ngô,... Đoán là tổ chuột, tôi không để ý đến nữa.
Một đợt gió mùa đông bắc kéo đến. Khu rừng vắng bóng chú sóc. Chắc
rét quá, chú đành ở trong tổ.
Một hôm, trời ấm hơn, tôi thấy sóc chui ra. Chú bò đến chỗ cái
hủm ở gốc cây, bởi bới, cào cào, chạy ra chạy vào rồi lại leo lên chạc cây, đôi mắt ngơ ngác: –
Toóc! Toóc! Toóc! Tôi chợt hiểu: cái hủm kia là kho dự trữ của
sóc. Chú sóc biết lo xa đã dành dụm thức ăn cho những ngày mưa rét.
Thế mà tôi đã phá mất! Lòng tôi dâng lên nỗi hối hận.
Tôi nhặt trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô bỏ vào cái hủm ở
gốc cây. Tôi còn rải một ít ngô quanh gốc cây cho sóc dễ thấy. Hi vọng
sóc nhận món quà của tôi, cũng là nhận lời xin lỗi của tôi. – Toóc ! Toóc ! Toóc !
Kìa! Sóc đã ra kia rồi! Chào chú!
(Theo Ngô Quân Miện)
Câu 1: (0,5 điểm). Trong bài đọc, phẩm chất gì ở loài sóc mà chúng ta cần phải học tập?
A. Biết yêu thương các loài vật quanh mình. B. Chăm chỉ, chịu khó
C. Biết lo xa, biết tích trữ thức ăn
D. Có sức khoẻ, mạnh mẽ và dũng cảm.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ trong câu chuyện cảm thấy hối hận?
A. Vì chú sóc biến mất
B. Vì chưa được ngắm nhìn cách chú sóc kiếm ăn
C. Lỡ tay phá mất kho dự trữ lương thực của sóc
D. Không kịp cứu sóc khỏi diều hâu
Câu 3 (0,5 điểm). Bộ lông của chú sóc được tác giả miêu tả như thế nào?
A. bộ lông khá đẹp, bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ.
B. Bộ lông khá đẹp, lưng xám thẫm nhưng bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ.
C. bộ lông khá đẹp, lưng nâu đậm nhưng bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ.
D. bộ lông khá đẹp, lưng xám thẫm nhưng bụng lại đỏ hung, chóp đuôi màu nâu nhạt.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, câu chuyện muốn nói điều gì?
A. Sóc là loài vật rất tinh khôn, biết tích trữ thức ăn.
B. Hầu hết các bạn nhỏ đều yêu mến các loài vật dễ thương.
C. Cần bảo vệ nơi sinh sống của muông thú trong rừng.
D. Tâm hồn, nhân cách con người đẹp hơn khi biết yêu thiên nhiên.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Xác định nghĩa tương ứng của các từ dưới đây:
- mải mê - mải mốt - mải miết
Câu 6 (2,0 điểm). Phân loại các từ in đậm với nghĩa phù hợp dưới đây:
Nằm (1) sâu trong hốc cây là một ổ gà rừng. Trưa rồi mà chị gà
mái vẫn nằm (2) im trong ổ, chắc là vì mấy chú gà con sắp nở. (Theo Mai Thuỷ)
- Ngả thân mình trên một vật có mặt phẳng, thường để nghỉ, để ngủ; phân biệt với đứng, ngồi. 
…………………………………………………………………………… ……..
- Ở hoặc ở trải ra trên một diện rộng, tại một vùng nào đó. 
…………………………………………………………………………… ……..
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài:
Viết bài văn tả một người bạn thân của em ở trường. BÀI LÀM
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
… …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
… …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 C C B C
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm).
- mải mê:
ở trạng thái tâm trí tập trung cao độ vào một việc nào đó, đến
mức như không còn biết gì khác nữa.
- mải mốt: tỏ ra vội, phải tập trung chú ý vào một việc làm cụ thể nào đó
cho kịp, cho chóng xong, không còn để ý gì đến xung quanh.
- mải miết: ở trạng thái tâm trí tập trung liên tục vào một việc làm cụ thể
nào đó đến mức không để ý gì đến xung quanh. Câu 6 (2,0 điểm).
- Ngả thân mình trên một vật có mặt phẳng, thường để nghỉ, để ngủ; phân biệt với đứng, ngồi.  nằm (2)
- Ở hoặc ở trải ra trên một diện rộng, tại một vùng nào đó.  nằm (1)
C. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm) A. Mở bài:
- Giới thiệu người bạn thân của em ở trường.
- Tình bạn là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. B. Thân bài:
a. Giới thiệu khái quát:
b. Miêu tả chi tiết (ngoại hình, tính cách).
- Ngoại hình: mái tóc, đôi mắt, hàng lông mày,... - Tính cách. - Sở thích.
C. Kết bài: Cảm nghĩ của em.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng
đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo