Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều (Đề 9)

574 287 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(574 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

(Đề 9)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ước mơ học giỏi toán
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thực hiện khát khao đến trường là
cả một hành trình đầy gian nan thử thách. Học tập, sinh hoạt đều bằng đôi
chân, nhưng Ký không ngừng chinh phục những ước mơ.
Ở trường, thầy giáo thường kể cho cả lớp nghe tiểu sử các nhà toán
học thế giới. Ký vô cùng ấn tượng về ông Pôn-tơ-ra-i-ghin, dù bị mù hai
mắt, chỉ tự học nhưng đã trở thành nhà toán học hiện đại nổi tiếng của
nước Nga. Trong lòng Ký bỗng bừng sáng ước mơ sẽ học giỏi Toán theo gương ông.
Những năm học cấp Một, Ký học toán rất dở. Mọi công thức, quy
tắc, Ký đều thuộc lòng như cháo nhưng kết quả thì cứ đì đẹt mãi, không
thể nào ngoi lên được. Ký nhận ra nguyên nhân chính là do Ký viết các
con số không rõ ràng. Số 6 nhìn như số 0, số 5 như số 3. Nên khi làm
toán, Ký thường vì thế mà lầm lẫn.
Ký để ra một chiến dịch tấn công bắt đầu từ việc tập viết thật rõ
ràng những con số từ 0 đến 9. Sau đó, Ký làm nhiều lần các phép tính
nhân chia cộng trừ thật lớn, có thử đi thử lại kĩ lưỡng. Sau một thời gian,
Ký đã tiến bộ rõ rệt.
Lên cấp Hai, hình học là môn đáng ngại nhất vì phải vẽ hình, song
vẫn là môn Ký thích nhất. Ban đầu, Ký phải tập giữ thước bằng ngón
chân trái. Nhưng không ổn, vì thước hay bị chệch. Về sau, Ký tập giữ
thước bằng gót chân thì khó khăn mới lại nảy ra. Vì chiếc thước nhỏ bản,
nên gót chân lại che mất hình. Cuối cùng, Ký nghĩ ra cách làm một chiếc
thước rộng bản, có chuôi cầm bên trên. Với sáng kiến này, Ký đã vẽ được
những hình khá chuẩn xác.
Cứ thế, môn Toán đã trở thành niềm đam mê của Ký. Ký được dự
thi kì thi học sinh giỏi Toán cấp Hai toàn miền Bắc tại thành Nam. Ký
được nhận Giấy khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về thành tích thi học
sinh giỏi toán năm học 1962 – 1963.
(Theo tập hồi kí Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký)
Câu 1: (0,5 điểm). Câu chuyện về các nhà toán học nào có tác động
tích cực đối với suy nghĩ của Ký?
A. Isaac Newton B. Pôn-tơ-ra-i-ghin C. Blaise Pascal D. Fibonacci
Câu 2 (0,5 điểm). Những chi tiết cho thấy Ký luôn tìm mọi cách để vươn lên trong học tập.
A.Ký được nhận Giấy khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về thành tích thi
học sinh giỏi toán năm học 1962 – 1963.
B. Ký nghĩ ra cách làm một chiếc thước rộng bản, có chuôi cầm bên trên
C. Ký làm nhiều lần các phép tính nhân chia cộng trừ thật lớn D. Đáp án B và C
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, những điều nào dưới đây làm nảy sinh sự
sáng tạo của Ký trong quá trình học tập để vượt qua khó khăn?
A. Niềm đam mê học tập
B. Lòng quyết tâm chinh phục mục tiêu
C. Những hạn chế, khó khăn của bản thân D. Năng khiếu bản thân
Câu 4 (0,5 điểm). Sau khi đọc câu chuyện Ước mơ học giỏi Toán, em có suy nghĩ gì?
A. Nếu nỗ lực và cố gắng sẽ sớm chinh phục được ước mơ.
B. Sức khoẻ là điều rất quan trọng
C. Thầy cô giáo giỏi sẽ giúp chúng ta chiếm lĩnh tri thức.
D. Gia đình là điểm tựa quan trọng trong cuộc sống.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy cho biết dấu gạch ngang trong những câu
văn dưới đây nằm ở đâu? Nêu công dụng của từng dấu gạch ngang:
a. Lu-i Pa-xtơ - một nhà bác học - có rất nhiều đóng góp cho nhân loại.
b. Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh của Việt Nam.
Câu 6 (2,0 điểm). Chọn từ ngữ phù hợp thay thế cho mỗi chỗ trống
để được đoạn văn hoàn chỉnh:

ngoạm / đớp / xơi / chén / ăn
Cùng chỉ một hoạt động nhưng mỗi từ lại dùng trong một trường
hợp. Từ ……. nghĩa là tự cho vào cơ thể thức nuôi sống mình. Nhưng khi
dùng trang trọng, trong lờ mời chào thì ta lại nên dùng từ …….. Với từ
…….. lại cần cân nhắc sử dụng vì nó có nghĩa là há miệng ngoạm nhanh,
dùng từ này cho người sẽ không lịch sự.
(Trích “Sự phong phú của Tiếng Việt” - Hồng Mai)
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài:
Viết bài văn tả một em bé đang trong độ tuổi tập nói, tập đi BÀI LÀM
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
… …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
… …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 B D C A
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy cho biết dấu gạch ngang trong những câu
văn dưới đây nằm ở đâu? Nêu công dụng của từng dấu gạch ngang:
a. Lu-i Pa-xtơ - một nhà bác học - có rất nhiều đóng góp cho nhân loại.
- Dấu gạch ngang nằm ở giữa câu dùng để đánh dấu bộ phận chú thích: một nhà bác học.
b. Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh của Việt Nam.
- Dấu gạch ngang nằm giữa Bà Rịa, Vũng Tàu có tác dụng nối các từ nằm trong một liên danh. Câu 6 (2,0 điểm).
Cùng chỉ một hoạt động nhưng mỗi từ lại dùng trong một trường
hợp. Từ ăn nghĩa là tự cho vào cơ thể thức nuôi sống mình. Nhưng khi
dùng trang trọng, trong lờ mời chào thì ta lại nên dùng từ xơi. Với từ
ngoạm lại cần cân nhắc sử dụng vì nó có nghĩa là há miệng ngoạm
nhanh, dùng từ này cho người sẽ không lịch sự.
(Trích “Sự phong phú của Tiếng Việt” - Hồng Mai)
C. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm) A. Mở bài:
- Giới thiệu về em bé định tả (tên, là gì với em: em hay cháu,....) B. Thân bài: a) Hình dáng: - Bé hai tuổi. - Dáng vóc bụ bẫm. - Làn da trắng hồng.
- Cặp mắt đen láy, hàng mi cong vút. - Khuôn mặt bầu bĩnh.
- Hai má phúng phình, có lúm đồng tiền. - Tóc đen mượt.
- Miệng chúm chím, môi đỏ hồng.
- Tay chân no tròn, có ngấn.
b) Tính nết, hoạt động:
- Biết vâng lời, ít khóc nhè.
- Giọng nói ngọng nghịu.
- Đi chưa vững nhưng thích đi, thích chạy.
- Thích được dẫn đi chơi.


zalo Nhắn tin Zalo