Giáo án Bài 25 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều (2024): Lipid và chất béo

229 115 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 20 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 9 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(229 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Hóa Học

Xem thêm

Mô tả nội dung:

Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: ...........................
Họ và tên giáo viên:............................
Tổ: ................................
CHƯƠNG IX: LIPID. CARBONHYDRATE. PROTEIN. POLYMER Bài 28. LIPID
Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm lipid, khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng
quát của chất béo đơn giản là (R-COO)3C3H5, đặc điểm cấu tạo.
- Trình bày được tính chất vật lí của chất béo (trạng thái, tính tan) và tính chất hoá học
(phản ứng xà phòng hoá). Viết được phương trình hoá học xảy ra.
- Nêu được vai trò của lipid tham gia vào cấu tạo tế bào và tích lũy năng lượng trong cơ thể.
- Trình bày được ứng dụng của chất béo và đề xuất biện pháp sử dụng chất béo cho phù
hợp trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì. 2. Về năng lực a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm lipid
và chất béo; Nêu được khái niệm chất béo, trạng thái tự nhiên, công thức tổng
quát của chất béo đơn giản là (R–COO)3C3H5, đặc điểm cấu tạo; Trình bày
được tính chất vật lí (trạng thái, tính tan) và tính chất hoá học (phản ứng xà
phòng hoá) của chất béo; Viết được phương trình hoá học của phản ứng xà
phòng hoá chất béo; Nêu được vai trò của lipid (tham gia vào cấu tạo tế bào và
tích luỹ năng lượng trong cơ thể); Trình bày được ứng dụng của chất béo và
đề xuất biện pháp sử dụng chất béo cho phù hợp trong việc ăn uống hằng ngày
để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để tìm hiểu về
lipid và chất béo; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của
GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong
nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm lipid, chất béo; Phân biệt
được chất béo và lipid.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nhận biết được một số chất béo có trong tự nhiên.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số ứng dụng của chất béo trong đời sống. 3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về chất béo.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi
được GV và bạn cùng nhóm phân công.
- Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Mẫu vật: mỡ lợn, dầu ăn, xăng. - Hoá chất: nước cất.
- Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS gồm: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh.
- Video đặc điểm cấu tạo phân tử chất béo: https://www.youtube.com/watch? v=vT6kCOH-gjA
- Video thí nghiệm xà phòng hoá: https://www.youtube.com/watch? v=KorZTnmmWnA
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Trong tự nhiên, lipid có ở đâu?
..............................................................................................................................................
Câu 2: Lipid tan được trong các dung môi nào sau đây: nước, dầu hỏa, benzene?
..............................................................................................................................................
Câu 3: Lipid tham gia cấu tạo nên bộ phận nào của tế bào?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Câu 4: Có những loại lipid điển hình nào và vai trò của mỗi loại ở sinh vật là gì?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
* Trạm 1: Tìm hiểu về khái niệm chất béo
Câu 1.
Lipid có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Hình bên giới thiệu một số thực phẩm
cung cấp lipid cho cơ thể.
a) Em hãy kể tên một số chất béo có trong tự nhiên?
b) Chất béo có cấu tạo như thế nào? Viết công thức tổng quát của chất béo?
c) Lipid có phải chất béo không?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Câu 2. Hoàn thành bảng sau: Acid béo
Công thức của chất béo Tên của chất béo Palmitic acid Glyceryl tripalmitate (C15H31COO)3C3H5 C15H31COOH Stearic acid Glyceryl tristearate (C ……………… 17H35COO)3C3H5 Oleic acid Glyceryl trioleate ……………… C17H33COOH ……………… C17H31COOH (C17H31COO)3C3H5 Glyceryl trilinoleate
Câu 3.Viết công thức cấu tạo của một loại chất béo được tạo thành từ oleic acid (C17H33COOH) và glycerol.
.......................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
* Trạm 2: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của chất béo
Tiến hành thí nghiệmHình 25.3 và 25.4 nghiên cứu về tính tan của chất béo theo hướng
dẫn và hoàn thành thông tin trong bảng sau: Cách tiến hành Nhận xét
- Rót một ít dầu ăn vào cốc (1) chứa nước.
- Khuấy hoặc lắc cốc một lúc rồi dừng lại. Để lắng một thời gian.
- Nhận xét về tính tan trong nước của dầu.
- Rót một ít dầu ăn vào cốc (2) đựng xăng.
- Khuấy hoặc lắc cốc một lúc rồi dừng lại. Để lắng một lúc.
- Nhận xét về tính tan trong xăng của dầu.
Câu 2. Em hãy cho biết trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của chất béo?
..............................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
* Trạm 3: Tìm hiểu về tính chất hoá học của chất béo
Học sinh xem video thủy phân chất béo trong môi trường kiểm sau, và trả lời câu hỏi
https://www.youtube.com/watch?v=KorZTnmmWnA
Câu 1. Viết PTHH thủy phân chất béo trong môi trường kiềm dạng tổng quát.
..............................................................................................................................................
Câu 2. Theo em, khi đun nóng (C15H31COO)3C3H5 (tripalmitin) với dung dịch NaOH trong điều
kiện thích hợp sẽ thu được những sản phẩm gì?
..............................................................................................................................................
Câu 3. Viết phương trình hoá học của phản ứng xà phòng hoá xảy ra khi đun nóng dung dịch NaOH với chất béo sau:
..............................................................................................................................................
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC


zalo Nhắn tin Zalo