Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: BÀI TẬP VỀ VẬT LÍ NHIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản đã học trong Chương I Vật lí nhiệt.
- Áp dụng được các công thức tính nhiệt lượng, công thức của định luật I của nhiệt
động lực học để giải được các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự
biến đổi nội năng của vật và các quá trình chuyển thể. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong
học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu
cầu của GV đưa ra; biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành
viên trong nhóm khi làm bài tập về vật lí nhiệt.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan
đến giải bài tập vật lí nhiệt, đề xuất giải pháp giải quyết.
Năng lực vật lí:
- Nêu được những kiến thức cơ bản đã học về nội dung vật lí nhiệt.
- Vận dụng được kiến thức ở chương I vào giải các bài tập định tính và định lượng
có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và quá trình chuyển thể. 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Phiếu học tập.
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- SGK, SBT Vật lí 12.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
- HS mỗi nhóm: 1 xúc xắc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS trình bày được những kiến thức cơ học đã học trong Chương I Vật lí nhiệt.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nội dung kiến thức chương I và nộp cho GV trước buổi học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà và nộp sản phẩm theo yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chiếu nhanh một số sơ đồ đầy đủ nội dung và có hình thức đẹp.
- GV mời 1 – 2 HS trình bày hệ thống kiến thức theo sơ đồ. 2
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học mới: Để giải các bài tập Vật lí nhiệt cần đến
những kiến thức và công thức cơ bản nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới để có
được câu trả lời chính xác nhất. – Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động. Hướng dẫn giải một số bài toán cụ thể
a. Mục tiêu: Giúp HS nêu được các lưu ý khi giải bài tập vật lí nhiệt và vận dụng được
các công thức tính nhiệt lượng, công thức của định luật I của nhiệt động lực học để giải
các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến sự biến đổi nội năng của vật và các quá trình chuyển thể.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS giải một số bài toán vật lí nhiệt trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành nội dung Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP
1. Một lượng khí được truyền 10 kJ nhiệt năng để nóng lên đồng thời bị nén bởi một
công có độ lớn 100 kJ. Tính độ biến thiên nội năng của lượng khí này.
2. Người ta cung cấp nhiệt lượng 25 J cho một lượng khí trong một xi-lanh đặt nằm
ngang. Lượng khí nở ra đấy pit-tông chuyển động trong xi-lanh được 10 cm. Tính độ
biến thiên nội năng của lượng khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi-lanh có độ lớn là
20 N và coi chuyển động của pit-tông trong xi lanh là đều.
3. Muốn có 30 lít nước ở nhiệt độ 400C thì cần phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi ở áp 3
suất tiêu chuẩn vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 100C? Lấy khối lượng riêng của nước
là 1 kg/lít; bỏ qua sự thay đổi khối lượng riêng của nước theo nhiệt độ và sự trao đổi nhiệt với bên ngoài.
4. Quy ước dấu nào sau đây phù hợp với định luật 1 của nhiệt động lực học?
A. Vật nhận công: A < 0; vật nhận nhiệt lượng: Q < 0.
B. Vật nhận công: A > 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.
C. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q > 0.
D. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q < 0.
5. Một lượng nước và một lượng rượu có thể tích bằng nhau được cung cấp các nhiệt
lượng tương ứng là Q1 và Q2. Biết khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m3 và của
rượu là 800 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K và của rượu là 2 500
J/kg.K. Để độ tăng nhiệt độ của nước và rượu bằng nhau thì: A. Q1 = Q2. B. Q1 = 1,25Q2. C. Q1 = 1,68Q2. D. Q1 = 2.10Q2.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học *Lời giải các bài tập tập 1.
- GV giao nhiệm vụ cho 6 HS trước buổi - Vì khí nhận được năng lượng và công
học: Làm các bài tập Bài tập ví dụ (SGK nên: Q = +10 kJ và A = +100 kJ.
– tr31) và bài 1,2 phần Bài tập vận dụng - Theo định luật I của nhiệt động lực học : (SGK – tr32).
ΔU = A + Q = 100+ 10 = 110 kJ.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm - Độ biến thiên nội năng của lượng khí là:
có 1 trong 6 HS đã được giao nhiệm vụ ΔU = 110 kJ.
trước buổi học làm nhóm trưởng. 2.
- GV phát phiếu học tập cho HS và xúc - Công mà lượng khí thực hiện để thắng 4
Giáo án Bài 7 Vật Lí 12 Kết nối tri thức (2024): Bài tập về vật lí nhiệt
212
106 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Vật Lí 12 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Vật Lí 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Vật Lí 12 Kết nối tri thức.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(212 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)