Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
TIẾT…… : CỦNG CỐ MỞ RỘNG
THỰC HÀNH ĐỌC: CẢM HỨNG VÀ SÁNG TẠO
(Trích, Nguyễn Trần Bạt) I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Ôn tập nội dung kiến thức Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận
- HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Cảm hứng sáng tạo. 2. Về năng lực a. Năng lực chung
Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực cảm thụ văn học: Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật của các văn bản đọc.
- Vận dụng các kiến thức đã học về thơ để thực hành đọc văn bản: Cảm hứng và sáng tạo. 3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các văn bản đã học trong Bài 2: Lập luận trong văn nghị luận - HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Củng cố, mở rộng
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung các văn bản đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Bài tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem lại các văn bản đã học trong bài 3 và vận dụng kiến thức về
tiểu thuyết để hoàn thành bài tập.
1. Các văn bản đọc của bài (Nhìn về vốn văn hoá dân tộc, Năng lực sáng tạo, Mấy
ý nghĩ về thơ) giúp bạn hiểu nhu thế nào về mối quan hệ giữa luận đề và các luận
điểm trong bài văn nghị luận?
2. Dựa vào các văn bản đọc trong bài, hãy làm rõ tầm quan trọng của vấn để lập
luận trong vàn nghị luận.
3. So sánh nội dung nghị luận và các thao tác được sử dụng ở hai văn bản Năng
lực sáng tạo và Mấy ý nghĩ về thơ.
4. Cho đề tài: Tư duy và tưởng tượng là những năng lực quan trọng mà tuổi trẻ
cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo.
a. Tìm ý và lập dàn ý cho đề tài trên.
b. Viết thành văn phần Mở bài và ý tiếp theo thuộc phần Thân bài.
c. Chuyển dàn ý bài viết thành dàn ý bài thuyết trình, dựa vào đó để tập luyện nói.
5. Tìm đọc thêm hai văn bản nghị luận xã hội và hai văn bản nghị luận văn học đề
cập những vấn đề liên quan đến nội dung các văn bản đọc trong bài. Lập bảng, ghi
ngắn gọn những thông tin cơ bản: luận đề, các luận điểm, các thao tác lập luận
của từng văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội dung
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày. Câu 1
Luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm; các lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm Câu 2
Để viết được một bài văn nghị luận hay là rất khó. Tạo nên cái hay cho bài viết là
do nhiều yếu tố khác nhau. Trong hàng loạt yếu tố đó, bao giờ cũng có một số yếu
tố quan trọng và quyết định cho chất lượng của bài viết. Các yếu tố này như bộ
khung, như giường cột giúp cho bài văn có hình hài và đứng vững được. Luận
điểm và cách lập luận trong bài văn nghị luận là những yếu tố như thế. Thiếu các
yếu tố này bài nghị luận sẽ sụp đổ hoàn toàn. Câu 3
Với bài nghị luận Năng lực sáng tạo những ý chính được đưa ra ngay trong đoạn
văn còn bài Mấy ý nghĩa về thơ được đưa ra thành một ý rõ ràng. Thao tác sử dụng
lập luận của hai văn bản có sự tương đồng, đều giải thích, phân tích và chứng minh
bằng những chứng cứ xác thực cho luận điểm Câu 4 a.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tư duy và tưởng tượng là những năng lực
quan trọng mà tuổi trẻ cần trau dồi để có được khả năng sáng tạo. Thân bài:
- Khái niệm về tư duy sáng tạo:
Vậy tư duy sáng tạo là gì? Tư duy sáng tạo là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi ra
các phương pháp, cách giải quyết cho những vẫn đề của một lĩnh vực nào đó trong
cuộc sống. Tư duy sáng tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thời đại ngày
nay, là một trong những kỹ năng đứng đầu trong 12 kỹ năng cần thiết để thành
công trong thế kỷ 21. Do đó, để tồn tại trong kỷ nguyên số mỗi cá nhân cần phải
dành nhiều thời gian để học tập và rèn luyện kỹ năng này. - Vai trò:
Quá trình phát triển tư duy sáng tạo còn có vai trò giúp:
+ Kích thích óc tò mò trong mỗi người
+ Đặt chúng ta trước những tình huống có vấn đề với những cái chưa biết, những cái cần khám phá.
+ Góp phần rèn luyện khả năng nhận ra vấn đề mới trong nhiều điều kiện khác
nhau, tác động tích cực trong việc bồi dưỡng tính mềm dẻo của tư duy.
- Tư duy sáng tạo là cơ hội cho thế hệ trẻ
- Thế hệ trẻ - người làm chủ kỷ nguyên số bằng tư duy sáng tạo Kết bài: Kết luận vấn đề
Giáo án Củng cố, mở rộng trang 88 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức
47
24 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(47 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)