Giáo án Ôn tập chủ đề 6 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều

90 45 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 12 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 9 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(90 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Hóa Học

Xem thêm

Mô tả nội dung:

Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: ...........................
Họ và tên giáo viên:............................
Tổ: ................................ ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6 KIM LOẠI
Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
- Hệ thống hóa được kiến thức về chủ đề
- Luyện tập các bài tập trắc nghiệm và tự luận theo yêu cầu cần đạt của chủ đè 2. Về năng lực a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác hoàn thành các nội dung ôn tập trong Chủ đề 6.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trao đổi với các bạn trong lớp về các
nội dung ôn tập chủ đề.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức trọng tâm của chủ đề bằng
các sơ đồ, bảng biểu; Tổng kết mối liên hệ các kiến thức trong chủ đề.
- Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng các thông tin, dữ liệu khoa học về tính chất cũng như ứng
dụng kim loại trong cuộc sống. Qua đó, nêu được sự khác nhau giữa kim loại và phi kim.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức tổng hợp và các kĩ năng cơ
bản vào việc giải các bài tập ôn tập chủ đề. 3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh, video, máy chiếu. - Bảng nhóm - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 1 Trắc nghiệm
Câu 1. Đâu không phải tính chất vật lí chung của kim loại? A. Tính hiếm. B. Tính dẻo.
C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. D. Ánh kim.
Câu 2. Kim loại dẫn điện tốt nhất là A. bạc. B. vàng. C. tungsten. D. thủy ngân
Câu 3. Đặc điểm tính chất của gang là gì?
A. Dẻo và cứng. B. Khó bị gỉ.
C. Có độ cứng và độ bền tương đối cao, dẫn nhiệt tốt. D. Nhẹ và bền.
Câu 4. Trong thép thường có chứa bao nhiêu % là carbon? A. Dưới 2%. B. 2–5%. C. Trên 5%. D. Trên 10%.
Câu 5. Ngâm một viên kẽm sạch trong dung dịch CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là
đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
A. Không có hiện tượng nào xảy ra.
B. Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu
xanh lam của dung dịch nhạt dần.
C. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.
D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài viên kẽm, viên kẽm không bị hòa tan.
Câu 6. Vì sao phải bảo quản sodium, potassium bằng cách ngâm trong dầu hỏa?
A. Vì ngăn phản ứng với hơi nước trong không khí.
B. Vì ngăn phản ứng với CO2 trong không khí.
C. Vì chúng chỉ ở dạng rắn khi được ngâm trong dầu hỏa.
D. Vì ngăn không cho chúng bốc hơi.
Câu 7. Mặc dù hoạt động hóa học mạnh nhưng tại sao các kim loại Na, K, Ca, Ba
không thể đẩy kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối?
A. Vì chúng ngay lập tức bay hơi khi cho vào nước.
B. Vì chúng tác dụng với nước trước tạo ra base.
C. Vì chúng ngay lập tức bị phân hủy khi tiếp xúc với nước.
D. Vì chúng không liên kết được với các gốc acid trong muối.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hợp kim có tính dẫn điện.
B. Hợp kim có tính dẫn nhiệt.
C. Hợp kim có tính dẻo.
D. Hợp kim mềm hơn so với các kim loại thành phần.
Câu 9. Hãy sắp xếp các kim loại say theo chiều hoạt động hóa học giảm dần: Ca, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Al
A. Ca, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Al.
B. Cu, Zn, Ag, Al, Ca, Na, Fe.
C. Zn, Ag, Al, Ca, Cu, Na, Fe.
D. Na, Ca, Al, Zn, Fe, Cu, Ag.
Câu 10. Cho các nhận định sau
(1) Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn phi kim.
(2) Phi kim ở thẻ rắn có khối lượng riêng lớn hơn kim loại nhiều lần.
(3) Kim loại có xu hướng tạo thành ion âm khi tham gia phản ứng hóa học.
(4) Có trường hợp kim loại phản ứng với oxygen tạo thành oxide acid.
(5) Carbon có ứng dụng quan trọng trong công nghiệp luyện kim.
Số nhận định chính xác là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu 1. Theo em, người ta thường không dùng kim loại sắt làm dây dẫn điện vì những lí do nào?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 2. Viết các phương trình hoá học để hoàn thành những chuỗi phản ứng sau: a) Al Al2O3 AlCl3; b) Zn ZnO ZnSO4; c) Na NaOH Na2SO4.
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 3. Trong các kim loại Zn, Fe và Ag, kim loại nào phản ứng được với
a) dung dịch hydrochloric acid?
b) dung dịch copper (II) sulfate?
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 4. Dựa vào dãy hoạt động hoá học, cho biết các phát biểu nào sau đây là đúng.
(a) Sắt tác dụng được với dung dịch muối copper(II) sulfate.
(b) Sắt không tác dụng được với dung dịch muối copper(II) nitrate.
(c) Kẽm tác dụng được với dung dịch muối silver nitrate.
(d) Bạc tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid.
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 5. Quặng magnesite chứa hợp chất magnesium carbonate (MgCO3), được nghiền
nhỏ rồi cho tác dụng với một dung dịch acid. Đem cô cạn phần dung dịch, thu được muối magnesium chloride.
a) Viết phương trình hóa học phản ứng tạo muối magnesium chloride theo mô tả trên.
b) Đề xuất phương pháp tác magnesium từ magnesium chloride. Giải thích vì sao em
chọn phương pháp này. Viết phương trình hóa học minh họa.
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 6. Tìm hiểu về hợp kim của magnesium, từ đó chỉ ra
a) Một số ưu điểm của loại vật liệu kim loại này.
b) Một số ứng dụng của loại vật liệu kim loại này.
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 7. Các quá trình sản xuất gang, sản xuất thép, tách kẽm từ zinc oxide bằng phương
pháp nhiệt luyện có thể gây ô nhiễm cho bầu khí quyển không? Giải thích.
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 8. Với lưu huỳnh và đồng, hãy cho biết:
a) Chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?
b) Khi được đun nóng, chất nào dễ chảy lỏng hơn?
c) Khi tác dụng với oxygen, chất nào tạo oxide base, chất nào tạo oxide acid?
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................


zalo Nhắn tin Zalo