Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: ...........................
Họ và tên giáo viên:............................
Tổ: ................................ ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7
GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ , HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU
Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
‒ Hệ thống hóa được kiến thức về chủ đề
‒ Luyện tập các bài tập trắc nghiệm và tự luận theo yêu cầu cần đạt của chủ đè 2. Về năng lực a) Năng lực chung
‒ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác hoàn thành các nội dung ôn
tập về hợp chất hữu cơ, hydrocarbon, nguồn nhiên liệu.
‒ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trao đổi với các bạn trong
lớp về các nội dung ôn tập chủ đề hợp chất hữu cơ, hydrocarbon, nguồn nhiên liệu.
‒ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
‒ Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức trọng tâm của
chủ đề bằng các sơ đồ, bảng biểu; Tổng kết mối liên hệ các kiến thức trong chủ đề.
‒ Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng các thông tin, dữ liệu khoa học về chủ đề hợp
chất hữu cơ, hydrocarbon, nguồn nhiên liệu để ôn tập kiến thức chủ đề.
‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức tổng hợp và các kĩ năng cơ
bản của chủ đề hợp chất hữu cơ, hydrocarbon, nguồn nhiên liệu vào việc giải các câu ôn
tập chủ đề, đặc biệt là các câu mang tính thực tiễn. 3. Về phẩm chất
‒ Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.
‒ Tích cực, chủ động phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành nội dung
ôn tập về chủ đề hợp chất hữu cơ, hydrocarbon, nguồn nhiên liệu.
‒ Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ
học tập, vận dụng mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh, video, máy chiếu. - Bảng A,B,C,D - Bảng nhóm - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 1 Trắc nghiệm
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tính chất vật lí của alkane?
A. Tất cả alkane đều nhẹ hơn nước.
B. Butane, pentane là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.
C. Nhiệt độ sôi và khối lượng riêng đều tăng theo khối lượng phân tử.
D. Kém tan trong nước và tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Câu 2. Hợp chất nào chỉ có một liên kết đôi trong phân tử? A. Ethane. B. Ethylene. C. Acetylene. D. Benzene.
Câu 3. Alkane thường được sử dụng làm nhiên liệu trong công nghiệp và chất đốt trong
đời sống do phản ứng oxi hóa có đặc tính
A. tỏa nhiều nhiệt.
B. xảy ra ở nhiệt độ thường.
C. luôn tạo ra carbon dioxide.
D. luôn tạo ra carbon hoặc carbon monoxide.
Câu 4. Các chai lọ, túi, màng mỏng trong suốt, không độc, được sử dụng làm chai đựng
nước, thực phẩm, màng bọc thực phẩm được sản xuất từ polymer của chất nào sau đây? A. Butylene. B. Propylene. C. Vinyl chloride. D. Ethylene.
Câu 5. Chất nào sau đây có khả năng làm mất màu dung dịch bromine? A. Ethane. B. Propylene. C. Butane. D. Hexane.
Câu 6. Khi dẫn khí ethylene vào dung dịch bromine đựng trong ống nghiệm có quan sát thấy gi?
A. Màu của dung dịch bromine không thay đổi.
B. Màu của dung dịch bromine đậm dần.
C. Màu của dung dịch bromine nhạt dần.
D. Màu của dung dịch bromine nhạt dần, có chất kết tủa.
Câu 7. Để sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả ta không nên làm việc nào sau đây?
A. Cung cấp đủ không khí hoặc oxygen cho quá trình cháy.
B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxygen.
C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy phù hợp với nhu cầu sử dụng.
D. Cung cấp thêm khí CO2 cho quá trình cháy.
Câu 8. Phản ứng của ethylene cháy trong không khí A. Tỏa ít nhiệt.
B. Sản phẩm có chứa sulfur.
C. Chỉ sinh ra hơi nước.
D. Tỏa nhiều nhiệt.
Câu 9. Nhiên liệu là
A. những chất khi cháy tỏa nhiệt.
B. những chất khi cháy phát sáng.
C. những chất khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
D. những chất khi cháy tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Câu 10. Khí methane có lẫn một lượng nhỏ khí ethylene. Để thu được methane tinh
khiết, ta dẫn hỗn hợp khí qua A. dung dịch bromine.
B. dung dịch phenolphthalein. C. dung dịch HCl.
D. dung dịch nước vôi trong. PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu 1. Cho các chất sau: C2H4, CO2, CH4, CH3COOH, C2H7NO2, C6H12O6, CaCO3,
C6H6, C2H5Cl, C2H5OH, C2H2, NaHCO3. Hãy phân loại các chất trên?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 2. Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 3. Chỉ ra những hydrocarbon có khả năng làm mất màu bromine trong các hydrocarbon sau: (a) CH3–CH3 (b) CH2=CH–CH3
(c) CH3–CH2–CH3 (d) CH2=CH2
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 4. Nêu tên một số sản phẩm thu được trong quá trình chưng cất dầu mỏ. Thành
phần chính của khí thiên nhiên, xăng, dầu là gì?
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 5. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy một số chất (dùng làm nhiên liệu) được ghi trong bảng: Methane Butane Hydrogen Ethane Chất CH4 (khí) C6H10 (khí) H2 (khí) C2H6 (Khí) Nhiệt lượng tỏa 55,5 49,5 141,8 51,9 ra (kJ/g)
Với cùng một khối lượng, cho biết:
a) Chất nào ở trên khi cháy tỏa ra nhiệt lượng lớn nhất?
b) Chất nào khi cháy phát thải ít CO2 nhất?
c) Chất nào khi cháy phát thải nhiều CO2 nhất?
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Giáo án Ôn tập chủ đề 7 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều
275
138 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 9 Cánh diều.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(275 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)