Giáo án Ôn tập chủ đề 8 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều

200 100 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 10 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 9 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(200 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Hóa Học

Xem thêm

Mô tả nội dung:

Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: ...........................
Họ và tên giáo viên:............................
Tổ: ................................ ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8
ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID
Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
‒ Hệ thống hóa được kiến thức về chủ đề 9
‒ Luyện tập các bài tập trắc nghiệm và tự luận theo yêu cầu cần đạt của chủ đè 2. Về năng lực a) Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác hoàn thành các nội dung ôn tập về ethylic alcohol và acetic acid.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trao đổi với các bạn trong lớp về các
nội dung ôn tập chủ đề về ethylic alcohol và acetic acid.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức trọng tâm của
chủ đề bằng các sơ đồ, bảng biểu; Tổng kết mối liên hệ các kiến thức trong chủ đề về
ethylic alcohol và acetic acid.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng các thông tin, dữ liệu khoa học về ethylic alcohol
và acetic acid để ôn tập kiến thức chủ đề.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức tổng hợp và các kĩ năng cơ
bản vào việc giải các bài tập ôn tập chủ đề về ethylic alcohol và acetic acid. 3. Về phẩm chất
‒ Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.
‒ Tích cực, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các
nội dung ôn tập về chủ đề ethylic alcohol và acetic acid.
‒ Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ
học tập, vận dụng mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh, video, máy chiếu. - Bảng A,B,C,D - Bảng nhóm - Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 1 Trắc nghiệm
Câu 1. Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?
A. Ethylic alcohol và acetic acid.
B. Ethylic alcohol và dầu ăn.
C. Ethylene và dầu ăn.
D. Ethylic alcohol và ethylene.
Câu 2. Ethylic alcohol tác dụng được với dãy hóa chất là
A. NaOH; Cu; CH3COOH; O2. B. Na; K; CH3COOH; O2.
C. C2H4; K; CH3COOH; Fe.
D. Ca(OH)2; Zn; CH3COOH; O2.
Câu 3. Giấm ăn là dung dịch của acetic acid trong nước, trong đó nồng độ acetic acid từ
2–5%. Lượng acetic acid tối thiểu có trong 1 lít giấm ăn (Dgiấm ăn = 1,01 g/mL) là A. 2,20 gam. B. 20,2 gam. C. 12,2 gam. D. 19,2 gam.
Câu 4. Dãy chất tác dụng với acetic acid là
A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4 ; C2H5OH.
B. CuO; Ba(OH)2; Mg; K2CO3 ; C2H5OH.
C. Ag; Cu(OH)2; ZnO ; H2SO4; C2H5OH.
D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.
Câu 5. Tính chất vật lý của ethylic alcohol là
A. Chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều
chất như iodine, benzene, …
B. Chất lỏng, màu hồng, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều
chất như iodine, benzene, …
C. Chất lỏng, không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như iodine, benzene, …
D. Chất lỏng, không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều
chất như iodine, benzene, …
Câu 6. Công thức phân tử của acetic acid là A. CH2O2. B. C2H6O2. C. C2H4O2. D. C2H4O.
Câu 7. Trong phân tử ethylic alcohol, nhóm nào gây nên tính chất đặc trưng của nó? A. Nhóm –CH3.
B. Nhóm CH3–CH2–. C. Nhóm – OH. D. Cả phân tử.
Câu 8. Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH, ta dùng hóa chất nào sau đây là đúng? A. Na.
B. Dung dịch AgNO3. C. CaCO3. D. Dung dịch NaCl.
Câu 9. Đâu không phải tính chất hóa học của ethylic alcohol ?
A. Tác dụng với acetic acid.
B. Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na, … C. Phản ứng cháy.
D. Tác dụng với CaCO3.
Câu 10. Trong phòng thí nghiệm, acetic acid được điều chế từ A. Oxi hóa butane.
B. Lên men ethylic alcohol.
C. Sodium acetate và H2SO4.
D. Sodium acetete và HCl.
PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 2
Câu 1. Những chất nào sau đây có phản ứng với Na? (1) CH3 – OH (2) CH2 = CH2 (3) CH3 – CH2 – CH2 – OH (4) CH3 – CH3 (5) CH3 – CH2 – OH
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 2. Một số quốc gia đang tích cực sử dụng C2H5OH được sản xuất từ nguồn nguyên
liệu sinh học để pha trộn vào xăng làm nhiên liệu sinh học (như xăng E5, E10,...). Trong
mỗi lít xăng E10 có chứa 0,1 lít C2H5OH. Nếu một quốc gia mỗi ngày tiêu thụ 10 triệu
lít xăng E10, thì trong 1 tháng (30 ngày) đã có bao nhiêu lít C2H5OH được sử dụng làm nhiên liệu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 3.Trong các chất sau, chất nào tác dụng được với Na, chất nào làm quỳ tím hoá
đỏ? Viết phương trình hoá học minh hoạ.
(1) CH3–CH2–OH (2) CH3–COOH (3) CH3–OH (4) CH3CH2–COOH
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 4. Formic acid (có trong nọc kiến) có công thức hoá học là HCOOH. Viết phương
trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi cho formic acid tác dụng với KOH, Mg và CaCO3.
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 5. Nhân viên y tế thường dùng bông tẩm cồn xoa nhẹ lên da của người bệnh trước
khi tiêm vào vị trí đó. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của việc làm trên.
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi-đáp
- Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, trò chơi học tập, sơ đồ tư duy.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, hệ thống sơ lược nội dung liên quan bài học.
b) Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi: Truyền bóng nhanh
Hướng dẫn: Truyền bóng quanh lớp, sau khi kết thúc ba câu hát hoặc có hiệu lệnh của
giáo viên thì dừng bóng, bóng trong tay ai thì người đó cho biết một ứng dụng của ethylic alcohol và acetic acid
c) Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức đã học tham gia trò chơi.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: Tiếp nhận nhiệm vụ.
Trò chơi: Truyền bóng nhanh


zalo Nhắn tin Zalo