Thân thương xứ Vàm
Chợ Vàm Cái Đôi nép vào một góc bến tàu,
họp từ khi bình minh chưa lên. Giữa khuya, xuồng
từ trong các kinh, vàm, xáng,… đã xôn xao chuyển
rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ. Chợ
nhỏ và ôn hòa, bình dị lắm. Người tới trước, trải cái
bao bố xẻ đôi ra làm dấu. Người tới sau thì kiếm chỗ
nào còn trống mà ngồi. Người nào lỡ có lấn sang
bên kia tí thì cũng cười xòa, có nhiêu đâu, dân
ruộng với nhau mà. Ở Vàm Cái Đôi hay gắn chữ
“ruộng” phía sau mỗi tên gọi. Ví như “rau ruộng”, “cá
ruộng”, “đám cưới ruộng”,…Cách gọi ấy gửi gắm
biết bao tình cảm thương mến và sự thân tình.
Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ
phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, nhớ ngọn gió
chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa
lau, hoa sậy. Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên
của dòng sông nối liền xứ sở, những con đường hai
bên bờ lau sậy mịt mùng. Nhớ về Vàm là nhớ về
những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng
còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị
trấn.
• Người nào/ lỡ có lấn sang bên kia tí
đỉnh/ thì cũng cười xoà,/ có nhiêu
đâu,/ dân ruộng với nhau mà.//;
• Ở Vàm Ci Đôi/ hay gắn chữ
“ruộng” phía sau mỗi tên gọi.// Ví
như/ ‘‘rau ruộng’’,/ ‘‘c ruộng’’,/
‘‘đm cưới ruộng’’,...//;
• Người dân xứ Vàm/ cho dù đi đâu
cũng nhớ phiên chợ hiền lành/ góc
bến tàu cũ,/ nhớ ngọn gió chướng
non/ làm thảng thốt con đường trắng
hoa lau,/ hoa sậy.//;...