Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức – Bài 7
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7. SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ
TIẾT…… : GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của phóng sự và hồi kí như: tính phi hư cấu,
một số thủ pháp nghệ thuật (miêu tả, trần thuật); sự kết hợp các chi tiết, sự kiện hiện
thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết;…
- Phân tích, đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm kí đối với người đọc và tiến bộ xã hội.
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật để vận
dụng một cách hiệu quả trong giao tiếp.
- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ.
- Biết trình bày ý kiến về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ.
- Có cái nhìn tỉnh táo về hiện thực; biết trân trọng những quyết định, hành động, hướng về lí tưởng cao đẹp. II. Chuẩn bị
1. Tri thức ngữ văn Phóng sự
Phóng sự xuất hiện trên cơ sở sự phát triển của báo chí hiện đại, thường được xem là
một thể loại thuộc tính hình kí. Phóng sự cung cấp cho người đọc cái nhìn chân thực về
một sự việc, hiện tượng, thường là đặc biệt, có ý nghĩa thời sự, diễn ra trong đời sống xã
hội đương thời. Phóng sự thể hiện tính chiến đấu cao khi dùng sự thật để phản bác
những nhận thực còn sai lệch và khẳng định điều tốt đẹp trong đời sống, tác động tích
cực đén nhận thức của người đọc. Tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con
người và chi tiết là những đặc điểm cốt lõi của một bài phóng sự.
Để đảm bảo sự xác thực và độ tin cậy của thông tin, người viết phóng sự thường dùng
những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, ghi chép tại chỗ,… Với
phóng sự, ngoài các tư liệu thực tế xác thực, tác giả còn có thể sử dụng các thủ pháp hư
cấu ở một mức độ nhất định nhằm làm cho câu chuyện và các sự kiện được kể trở nên
hấp dẫn hơn. Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng những yêu cầu về mặt thông tin, nhiều
phóng sự còn thể hiện tính thẩm mĩ, mang dấu ấn phong cách cá nhân người viết trong
việc mô tả sự việc, hiện tượng; sử dụng nghệ thuật trần thuật, biện pháp tu từ, ngôn ngữ
giàu hình ảnh, cảm xúc,.. Hồi kí
Hồi kí là thể loại thuộc loại hình kí, có giá trị tư liệu cao, kể lại từ điểm nhìn chủ quan
về những sự kiện, biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là nhân vật trung tâm hoặc
là người tham dự, chứng kiến. Hồi kí luôn đề cao tính xác thực của những gì được kể.
Câu chuyện về con người và sự việc trong hồi kí giúp độc giả vừa thấy rõ trải nghiệm
phong phú và thế giới tinh thần tiêng của người viết, vừa hình dung được diện mạo chân
thực của đời sống lịch sử - xã hội và văn hóa một thời đã qua. Người viết hồi kí thường
tập trung ghi chép, soi tỏ phần hiện thực mà mình hiểu rõ với tư cách là chứng nhân.
Trong hồi kí, tác giả là người kể chuyện ngôi thứ nhất, trực tiếp trình bày, mô tả về con
người và sự việc. Cùng với điều đó, quy luật vận động riêng của trí nhớ đã làm cho hồi
kí mang đậm tính chủ quan - một đặc điểm quan trọng tạo nên sức hút riêng của thể loại này.
Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật
Ngôn ngữ trang trọng là phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp có
tính nghi thức, tồn tại ở cả dạng viết và nói. Trong phong cách ngôn ngữ này, chủ thể
phát ngôn thường dùng những từ ngữ với người tiếp nhận. Câu trong ngôn ngữ trang
trọng thường đầy đủ thành phần và có thể được tổ chức theo cấu trúc tầng bậc phức tạp.
Ngôn ngữ thân mật là phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp thường ngày,
tồn tại ở cả dạng viết và nói. Trong ngôn ngữ thân mật, chủ thể phát ngôn thường dùng
những từ ngữ, câu thể hiện thái độ thân thiện, gần gũi với người tiếp nhận; ở một số
trường hợp đặc biệt, có thể tiếng lóng, biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương,… câu trong
ngôn ngữ thân mật thường ngắn và có thể rút gọn thành phần.
2. Phương tiện dạy học
- Bài soạn, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, một số slide thể hiện nội dung bài dạy,
hình ảnh minh họa gắn với các văn bản đọc.
- Ảnh chân dung và một số ảnh khác liên quan đến các tác giả, tác phẩm ở phần Đọc.
TIẾT…… : NGHỆ THUẬT BĂM THỊT GÀ
(Trích Việc làng, Ngô Tất Tố) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
2. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được một số yếu tố của phóng sự qua đọc hiểu văn bản Nghệ thuật băm thịt
gà: tính phi hư cấu, một số thủ pháp nghệ thuật (miêu tả, trần thuật); sự kết hợp của các
chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết;...
- Phân tích được giá trị nội dung và những điểm đặc sắc về nghệ thuật của phóng sự
Nghệ thuật băm thịt gà.
- Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của bài phóng sự đối với sự tiếp nhận
của người đọc và tiến bộ xã hội. 3. Về phẩm chất
Có cái nhìn tỉnh táo về hiện thực, có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về bản chất của
các hiện tượng đời sống diễn ra xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri
thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi khởi động trong SGK:
+ Theo bạn, ngoài lĩnh vực nghệ thuật chuyên nghiệp, người ta thường dùng hai từ
“nghệ thuật” và “nghệ sĩ” để chỉ hoạt động hoặc con người như thế nào?
+ Bạn hãy phân biệt tập tục (phong tục, tập quán) lành mạnh và hủ tục. Nêu ví dụ để
làm rõ ý kiến của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận.
Giáo án Sự thật trong tác phẩm kí (2024) Kết nối tri thức
12
6 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức Học kì 2 năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(12 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)