Hướng dẫn ôn luyện thi vào 10 Ngữ văn - Nguyễn Quang Trung

585 293 lượt tải
Lớp: Ôn vào 10
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Hướng dẫn ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn biên soạn bởi GV Nguyễn Quang Trung nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Ngữ văn vào 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(585 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHẦN I
KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CƠ BẢN A. PHẦN VĂN BẢN
1. Truyện trung đại
- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) : Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm
của Vũ Nương, tác phẩm thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt
Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Đây là một áng văn
hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
- Hoàng lê nhất thống chí, hồi 14 (Ngô gia văn phái): Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào
dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công
thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Truyện Kiều (Nguyễn Du) là kiệt tác số một của văn học dân tộc. Tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực
và nhân đạo sâu sắc. Đồng thời, là sự kết tinh thành tựu về ngôn ngữ, thể loại. Các đoạn trích đã góp
phần làm sáng tỏ những giá trị sâu sắc của Truyện Kiều. Đó là bút pháp nghệ thuật ước lệ để khắc họa
chân dung Chị em Thúy Kiều, từ đó ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài
hoa bạc mệnh. Đó lại là bức tranh thiên nhiên, lễ hội của mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên
qua từng bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình ở đoạn trích Cảnh ngày xuân. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng
Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là
bút pháp tả cảnh ngụ tình; đồng thời còn cho thấy cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung,
hiếu thảo của Thúy Kiều.
- Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) là tác phẩm sâu sắc nhất của nhà thơ mù đất Bến Tre.
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyện Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời và khắc họa
những phẩm chất đẹp đẽ của Lục Vân Tiên (tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài) và Kiều Nguyệt
Nga (hiền hậu, nết na, ân tình).
2. Truyện hiện đại
- Làng (Kim Lân) ra đời 1948. Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn
làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần
kháng chiến của người nông dân. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong
nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả trong mùa hè 1970.
Từ cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình
tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa, truyện đã khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa


của những công việc thầm lặng. Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên,
có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được viết năm 1996. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà
hợp lí, đoạn trích đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của
chiến tranh. Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
- Bến quê (Nguyễn Minh Châu) in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985. Qua những cảm xúc và
suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân
trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương. Nghệ thuật truyện nổi bật ở
sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống trần thuật theo
dòng tâm trạng của nhân vật.
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) ra đời năm 1971, kể về cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái
thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh
chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc
sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. Truyện sử dụng vai kể là
nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về
nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. 3. Thơ hiện đại
- Đồng chí (Chính Hữu) được trích từ tập thơ Đầu súng trăng treo. Đây là một trong những tác phẩm
tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp. Chính Hữu đã thể
hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn
ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) xuất hiện trong bối cảnh khốc liệt của cuộc kháng
chiến chống Mĩ năm 1969. Tác giả đã xây dựng một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Từ
đó, bài thơ khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ với tư thế hiên
ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền
Nam. Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ
và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) được hoàn thành sau chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng
Ninh vào năm 1958. Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên
nhiên và người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Bài thơ
có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có
âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.


- Bếp lửa (Bằng Việt) ra đời năm 1963. Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài
thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu; đồng thời thể hiện lòng kính yêu,
trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Bài thơ
đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Đồng thời, đã sáng tạo hình ảnh
bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) được viết năm 1971. Trong gian nan,
vất vả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước
mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do. Nhà thơ đã thể hiện
tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ qua một khúc hát ru
mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
- Ánh trăng (Nguyễn Duy) hoàn thành năm 1978. Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính
biểu cảm, bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính
gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc người đọc về một thái độ
sống "Uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
- Con cò (Chế Lan Viên) được sáng tác năm 1962. Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru,
bài thơ đã ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. Bài thơ thành công
trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được nhiều suy ngẫm sâu sắc.
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) ra đời tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ
là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành
của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung
của dân tộc. Bài thơ viết theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều
hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
- Sang thu (Hữu Thỉnh) được viết năm 1977. Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển
nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tính tế qua những
hình ảnh giàu sức biểu cảm.
- Nói với con (Y Phương) hoàn thành năm 1980. Qua bài thơ, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi
cảm, tác giả đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống quê hương và dân tộc, giúp ta
hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tỉnh cảm gắn bó với truyền
thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
4. Truyện, thơ nước ngoài
- Cố hương (Lỗ Tấn) là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Trung Quốc. Thông
qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật "tôi", Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong
kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.


- Những đứa trẻ (Mác-xim Go-rơ-ki) là tiểu thuyết tự thuật của nhà văn vĩ đại người Nga. Trong đoạn
trích, tài năng kể chuyện, tác giả đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết giữa ông (hồi còn nhỏ)
với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương (bên hàng xóm), bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
- Mây và sóng (Ta-gore) là thi phẩm của nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Với hình thức đối ngoại lồng
trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ đã ngợi ca tình
mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
- Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xon Cru-xô (Đe-ni-ơn Đi-phô-Anh). Qua bức
chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn, ta hình dung được cuộc sống khó khăn gian khổ và tinh
thần lạc quan của con người.
- Bố của Xi-mông trích từ truyện ngắn cùng tên của Guy đơ Mô-pa-xăng (Pháp). Tác giả đã thể hiện sắc
nét tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sôt, Phi-líp, qua đó nhắc nhở về lòng thương yêu bè bạn,
mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
- Con chó Bấc trích từ truyện ngắn cùng tên của Giắc Lân-đơn (Mĩ). Trong đoạn trích, nhà văn có
những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt với khi đi sâu vào "tâm
hồn" của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
5.Văn bản nhật dụng – văn bản nghị luận
Các văn bản nhật dụng và nghị luận đều viết về những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài hơn là chỉ có
tính chất nhất thời. Đó là vấn đề quyền sống của con người (Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em); bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh (Đấu tranh cho một thế giới
hòa bình), hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (Phong cách Hồ Chí Minh, Chuẩn bị
hành trang vào thế kỉ mới); vai trò của văn học nghệ thuật (Tiếng nói của văn nghệ, Chó sói và cừu
trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, Bàn về đọc sách)
B. PHẦN TIẾNG VIỆT I. Từ loại
1. Các từ loại cơ bản
Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm (Ví dụ: học sinh, bút, so sánh, …); thường
làm chủ ngữ, làm phụ ngữ cho động từ, tính từ ; khi làm vị ngữa thường kết hợp với từ "là". Động từ là
những từ chỉ hành động, trạng thái, tình thái (Ví dụ: học, vui, được khen,…); thường làm vị ngữ; khi làm
chủ ngữ thường kết hợp với từ "là". Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất (Ví dụ: đỏ, đẹp, chăm
chỉ…); thường làm phụ ngữ cho danh từ, động từ; làm vị ngữ hạn chế hơn động từ; khi làm chủ ngữ
thường kết hợp với từ "là".
2. Các từ loại khác


zalo Nhắn tin Zalo