Trắc nghiệm Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn 2025

23 12 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Lịch Sử
Dạng: Trắc nghiệm
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Lịch sử 12 Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(23 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 13. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP (1945-1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Năm 1950, những quốc gia nào sau đây đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao
với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là A. Liên Xô, Mĩ, Anh.
B. Trung Quốc, Liên Xô.
C. Cộng hoà Dân chủ Đức, Pháp.
D. Cộng hoà Liên bang Đức, Mĩ.
Câu 2. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà vừa kháng chiến, kiến quốc, vừa thực hiện các hoạt động đối ngoại nhằm
A. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
B. tránh chiến tranh, đàm phán thương lượng bằng mọi giá, đặc biệt là với Chính phủ Pháp.
C. bảo vệ chính quyền, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. tránh đối đầu cùng lúc nhiều kẻ thù, từng bước đánh bại quân Anh và Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 3. Năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Công hàm đề nghị các nước lớn công nhận Việt Nam.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu.
C. Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Miến Điện.
D. Cử phái đoàn tham dự Hội nghị và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương.
Câu 4. Ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diện
của Chính phủ Pháp văn kiện nào sau đây?
A. Hiệp định Pa-ri.
B. Hiệp định Sơ-bộ.
C. Tạm ước Việt – Pháp.
D. Hiệp định Giơ-ne- vơ.
Câu 5. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 6/3/1946, chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện sách lược hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc nhằm
A. tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
B. củng cố quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. củng cố quan hệ ngoại giao với các cường quốc tư bản.
D. hạn chế sự chống phá của thực dân Pháp ở miền Bắc.
Câu 6. Trong những năm 1947-1949, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có hoạt
động đối ngoại nào sau đây?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Công hàm đề nghị các nước lớn công nhận Việt Nam.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu.
C. Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Miến Điện.
D. Cử phái đoàn tham dự Hội nghị và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương.
Câu 7. Năm 1951, mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương được tăng cường
thông qua việc thành lập
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Liên minh Nhân dân Việt – Miên – Lào.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 8. Ngày 14/9/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm
ước Việt – Pháp nhằm mục đích
A. đợi chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
B. kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị kháng chiến.
C. tranh thủ thời gian để điều động bộ đội từ Nam ra.
D. tranh thủ khi lực lượng Pháp còn yếu để đàm phán.
Câu 9. Các hoạt động đối ngoại thực hiện trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám
đến trước ngày 19/12/1946 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám.
B. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để chờ sự chi viện.
C. Tạo điều kiện cho các chiến dịch quân sự diễn ra.
D. Tập hợp quần chúng đứng dưới ngọn cờ của Đảng.
Câu 10. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia A. tự do. B. tự trị. C. tự chủ. D. độc lập.
Câu 11. Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc do nhiều nguyên nhân, ngoại trừ việc
A. Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
B. quân Trung Hoa Dân quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài.
C. Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế.
D. Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh.
Câu 12. Việc đàm phán và kí kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) có tác dụng như thế nào?
A. Chuyển quan hệ Việt - Pháp từ đối đầu sang đối thoại.
B. Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội.
C. Buộc thực dân Pháp phải công nhận nền độc lập của Việt Nam.
D. Giúp Việt Nam ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp.
Câu 13. Sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm - nội phản của Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6/3/1946 chủ yếu là do
A. thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam.
B. sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
C. sự thay đổi động thái của các thế lực ngoại xâm.
D. sự phát triển của lực lượng cách mạng Việt Nam.
Câu 14. Thực hiện nguyên tắc tránh một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc đã
đem lại hiệu quả như thế nào cho Việt Nam đến trước ngày 19/12/1946?
A. Loại bỏ được tất cả các thế lực ngoại xâm ra khỏi Việt Nam.
B. Phân hóa, cô lập các thế lực thù địch, tập trung vào chống Pháp.
C. Nâng cao vị thế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế.
D. Phá bỏ thế bao vây, buộc các nước công nhận nền độc lập của Việt Nam.
Câu 15. Từ thực tiễn lịch sử Việt Nam sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946,
Chính phủ Việt Nam có thể vận dụng chủ trương nào vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển đảo hiện nay?
A. Sẵn sàng nhân nhượng trong mọi tình huống.
B. Đảng Cộng sản phải được hoạt động công khai.
C. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc.
D. Đảm bảo quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Câu 16. Sau năm 1954, miền Bắc từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp
tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong bối cảnh mới, hoạt động đối ngoại
của Việt Nam tập trung chủ yếu phục vụ sự nghiệp
A. Bảo vệ và thống nhất chủ nghĩa xã hội.
B. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
C. Bảo vệ miền Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Thống nhất đất nước bằng con đường hoà bình.
Câu 17. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pa-ri?
A. Điện Biên Phủ trên không (1972).
B. Tiến công chiến lược 1972.
C. Chiến thắng Phước Long (1975).
D. Chiến thắng Mậu Thân (1968).
Câu 18. Một trong những nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1965-1975 là
A. đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B. tăng cường tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.
C. bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp trên biển Đông.
D. đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Pa-ri.
Câu 19. Các hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành trong
giai đoạn 1954-1960 nhằm mục đích gì?
A. đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B. tăng cường tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.
C. bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp trên biển Đông.
D. đòi Mỹ, chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 20. Tháng 5/1968, Hội nghị Pa-ri được triệu tập nhằm
A. thương lượng để kết thúc cuộc khủng hoảng tên lửa.
B. chống lại âm mưu xâm lược bán đảo Đông Dương.
C. thiết lập liên minh giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
D. tìm giải pháp kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.
Câu 21. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.


zalo Nhắn tin Zalo