22 Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 Hà Tĩnh (các năm)

3 2 lượt tải
Lớp: Ôn vào 6
Môn: Tiếng việt
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 22 Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 Hà Tĩnh (các năm) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi vào 6 môn Tiếng việt.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(3 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Tiếng việt

Xem thêm

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Ôn vào 6

Xem thêm

Mô tả nội dung:

PHÒNG GD-ĐT
BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÀ TĨNH
Tuyển sinh vào lớp 6, trường THCS Lê Văn Thiêm ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2022-2023
Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6 điểm
Đọc đoạn trích sau và chọn một đáp án đúng (chỉ ghi A, B, C hoặc D vào tờ giấy kiểm tra).
“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây
nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre
ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non
măng mọc thẳng. Vào đâu, tre cũng sống. Ở đâu, tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn
mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre
trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
[…] Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn
xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền
văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng
nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa,
mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.”
(Trích “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001)
Câu 1. Tác giả đã giới thiệu tre, nứa, trúc, mai, vầu có đặc điểm chung nào?
A. Giúp người hàng nghìn công việc khác nhau
B. Cùng một mầm non măng mọc thẳng
C. Đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn
D. Cứng cáp, dẻo dai, bững chắc
Câu 2. Câu nào dưới đây so sánh cây tre với những phẩm chất của con người?
A. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
B. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
C. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
D. Ở đâu, tre cũng xanh tốt.
Câu 3. Câu “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà,
dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.” có trạng ngữ là? A. Dưới bóng tre xanh B. Đã từ lâu đời
C. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời
D. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày
Câu 4. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam thường làm những việc gì?
A. Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang
B. Gìn giữ một nền văn hóa lâu đời
C. Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng
D. Ăn ở với người đời đời kiếp kiếp
Câu 5. Dấu phẩy trong câu “Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc
nhất vẫn là tre nứa.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ một chức vụ trong câu.
D. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất nội dung của đoạn trích?
A. Miêu tả hình dáng, đặc điểm của cây tre.
B. Miêu tả vẻ đẹp của cây tre.
C. Miêu tả vẻ đẹp và ca ngợi những giá trị của cây tre trong đời sống con người Việt Nam.
D. Ca ngợi những giá trị của cây tre trong đời sống con người Việt Nam.
Câu 7. Trong câu “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng
nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.” có: A. 1 chủ ngữ, 1 vị ngữ B. 2 chủ ngữ, 4 vị ngữ C. 2 chủ ngữ, 2 vị ngữ D. 1 chủ ngữ, 4 vị ngữ
Câu 8. Câu “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.” có:
A. 4 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ B. 5 danh từ, 2 động từ C. 5 danh từ, 1 tính từ
D. 1 động từ, 1 tính từ, 5 danh từ
Câu 9. Từ đồng nghĩa với từ “thanh cao” trong câu “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” A. Trong sạch B. Cao sang C. Thanh đạm D. Thanh bình
Câu 10. Trong hai câu “Vào đâu, tre cũng sống. Ở đâu, tre cũng xanh tốt.” tác giả muốn nói điều gì?
A. Giá trị lâu bền của cây tre
B. Sức sống mãnh liệt của cây tre
C. Nét duyên dáng của cây tre
D. Sự gần gũi, giản dị của cây tre
Câu 11. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
A. Mộc mạc, nhũn nhặn, chí khí
B. Nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai
C. Chí khí, dẻo dai, mộc mạc
D. Cứng cáp, mộc mạc, nhũn nhặn
Câu 12. Từ “thân mật” trong vế câu “lũy tre thân mật làng tôi” có nghĩa là gì?
A. Chân thành, nồng hậu và gần gũi, thân thiết với nhau
B. Gần gũi và có tình cảm với nhau
C. Gần gũi và có tình cảm đằm thắm
D. Có tình cảm thương yêu, đối xử tử tế với nhau
B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm
Mùa đông đến, cảnh vật như co mình trong giá lạnh, con người càng khát khao hơi ấm…
Từ gợi ý trên, em hãy viết một bài băn ngắn (khoảng 15 dòng) miêu tả vẻ đẹp của mùa đông. ---Hết---
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6 điểm Câu 1. B Câu 2. B Câu 3. C Câu 4. A Câu 5. D Câu 6. D Câu 7. D Câu 8. D Câu 9. A Câu 10. B Câu 11. D Câu 12. A
Câu 1. Tác giả đã giới thiệu tre, nứa, trúc, mai, vầu có đặc điểm chung nào?
A. Giúp người hàng nghìn công việc khác nhau
B. Cùng một mầm non măng mọc thẳng
C. Đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn
D. Cứng cáp, dẻo dai, bững chắc Lời giải
Em đọc kĩ nội dung đoạn 2, câu 1.
Tác giả đã giới thiệu tre, nứa, trúc, mai, vầu có đặc điểm chung là cùng một mầm non măng mọc thẳng Đáp án: B
Câu 2. Câu nào dưới đây so sánh cây tre với những phẩm chất của con người?
A. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
B. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
C. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
D. Ở đâu, tre cũng xanh tốt. Lời giải
Câu “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.” đã so sánh cây tre với những
phẩm chất của con người Đáp án: B
Câu 3. Câu “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà,
dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.” có trạng ngữ là? A. Dưới bóng tre xanh B. Đã từ lâu đời
C. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời
D. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Lời giải
Dưới bóng tre xanh: Trạng ngữ chỉ nơi chốn
đã từ lâu đời: Trạng ngữ chỉ thời gian Đáp án: C
Câu 4. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam thường làm những việc gì?
A. Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang
B. Gìn giữ một nền văn hóa lâu đời
C. Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng


zalo Nhắn tin Zalo