24 Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 Vĩnh Phúc (các năm)

3 2 lượt tải
Lớp: Ôn vào 6
Môn: Tiếng việt
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 24 Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 Vĩnh Phúc (các năm) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi vào 6 môn Tiếng việt.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(3 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Tiếng việt

Xem thêm

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Ôn vào 6

Xem thêm

Mô tả nội dung:

PHÒNG GD-ĐT
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH BÌNH XUYÊN
HỌC SINH DỰ TUYỂN VÀO LỚP 6 THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2022-2023 Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết vào tờ giấy thi chữ cái A, B,
C hoặc D trước đáp án đúng:
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến
đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong
khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những
buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế
mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. (Theo Ngọc Giao)
Câu 1. Dấu phẩy trong câu “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự
phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” dùng để làm gì?
A. Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
B. Ngăn cách giữa các vế trong câu ghép
C. Ngăn cách giữa các bộ phận cùng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu
D. Ngăn cách giữa các bộ phận cùng giữ chức vụ trạng ngữ trong câu
Câu 2. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “tĩnh mịch”? A. tĩnh lặng B. yên tĩnh C. ồn ào D. thanh tĩnh
Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ ghép có nghĩa tổng hợp? A. vui mừng B. khe núi C. rung động D. cỏ cây
Câu 4. Từ “nó” trong câu “Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong
ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe
núi.” dùng để thay thế cho sự vật nào? A. nhà tôi B. bụi tầm xuân C. vườn nhà tôi D. con chim họa mi
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5. (2,0 điểm)
a. Xác định các thành phần trong câu văn dưới đây:
Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã
đâm chồi, những nụ tầm xuân bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.
b. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu trên là câu đơn hay câu ghép? Câu 6. (2,0 điểm)
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
(Trích Em thương, Nguyễn Ngọc Ký)
Hình ảnh “làn gió mồ côi” gợi cho em liên tưởng đến những con người nào?
Từ ý nghĩa của câu thơ, em rút ra được điều gì cho bản thân? Câu 7. (4,0 điểm)
Rung động trước cảnh đất trời vào xuân, nhà thơ Đỗ Quang Huỳnh có viết:
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Dựa vào những dòng thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 câu) tả cảnh mùa xuân. ---Hết---
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 1.A 2.C 3.B 4.D Câu 1.
Dấu phẩy trong câu “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương
nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” dùng để ngăn cách giữa
trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 2.
Từ nào trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là “ồn ào”. Câu 3.
Từ không phải là từ ghép có nghĩa tổng hợp là “khe núi”. Vì “khe núi” là từ ghép phân loại. Câu 4.
Từ “nó” trong câu “Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay
chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi.”
dùng để thay thế cho con chim họa mi.
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5. (2,0 điểm)
a. Xác định các thành phần trong câu văn dưới đây:
Ngoài kia,/ sau một mùa đông dài tơi bời dông bão,/ những chiếc lộc non// đã đâm chồi, TN TN CN 1 VN 1
những nụ tầm xuân bé nhỏ// run run như bàn tay non tơ. CN 2 VN 2
b. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu trên là câu ghép vì có hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy. Câu 6. (2,0 điểm)
- Hình ảnh “làn gió mồ côi” gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh của những người con,
những đứa trẻ không có cha mẹ, phải một thân một mình tự kiếm ăn, kiếm sống,
không có ai để nương tựa, chia sẻ và yêu thương .
- Từ ý nghĩa của câu thơ, em rút ra được rằng mình phải biết ơn, yêu thương bố mẹ,
học tập thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ. Chúng ta là những đúa trẻ may mắn hơn
bao giờ hết, chúng ta có cha, mẹ nuôi nấng chúng ta ăn học từng ngày. Cha mẹ yêu
thương ta vô điều kiện, và chỉ khi nhìn thấy chúng ta thành công, họ mới vui nhất. Câu 7. (4,0 điểm) Lời giải
- Về hình thức: Đoạn văn cần trình bày rõ ràng, dễ hiểu, đủ số câu yêu cầu.
- Về nội dung: Đoạn cần đảm bảo đủ các ý sau: + Giới thiệu mùa xuân


zalo Nhắn tin Zalo