BÀI TẬP VỀ SẮT, MỘT SỐ KIM LOẠI NHÓM B VÀ HỢP CHẤT
Câu 1: Cho m gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt vào dung dịch HCl loãng dư thu được a
mol H 2 và dung dịch có chứa 41,91 gam FeCl2. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trên trong dung
dịch chứa 1,6 mol HNO3 thu được dung dịch Y (không chứa ion
) và hỗn hợp khí Z gồm
0,15 mol NO và 0,08 mol NO2. Cho từ từ 440 ml dung dịch NaOH 1M vào Y thu được 10,7 gam
một kết tủa duy nhất. Giá trị của a là: A. 0,10 B. 0,08 C. 0,12 D. 0,14
Câu 2: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng
nhau. Giá trị của V1 so với V2 là A. V1 = V2. B. V1 = 10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2.
Câu 3. Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16% theo khối lượng).
Cho m gam X tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 2M (dư), thu được dung dịch Y và còn lại
0,27m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm
khử duy nhất của N5+) và 165,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 40. B. 48. C. 32. D. 28.
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 24,72 gam hỗn hợp X chứa Fe3O4, Cu2S và FeS2 trong dung dịch
H2SO4 (đặc, nóng, vừa đủ) thu được V lít khí SO2 (đktc) và dung dịch Y chứa 55,6 gam muối.
Mặt khác, cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được 124,86 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu2S trong X gần nhất với A. 26,7% B. 14,1% C. 19,4% D. 24,8%
Câu 5 : Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt
nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và
muối sắt. Hòa tan hết hỗn hợp này trong một lượng dung dịch HCl ( lấy dư 25% so với lượng
cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản
ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là?
A. 6,72 B. 5,60 C. 5,96. D. 6,44.
Câu 6. Hòa tan hết 33,2 gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe3O4 trong 1,2 lít dung dịch chứa KHSO4
1M và HNO3 0,5M thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồn NO và NO2 có tỷ khối hơi so với
H2 bằng 17,67 (ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I cho tác dụng hết với 900 ml dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng thu được 10,7 gam một kết tủa duy nhất.
- Phần II cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 150,5. B. 128,9. C. 163,875. D. 142,275.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe trong oxi một thời gian thu được
(m + 4,16) gam hỗn hợp B chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch HCl vừa đủ thu
được dung dịch D chứa (4m – 6,5) gam muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch D thu được (11m –
12,58) gam kết tủa. Mặt khác, nếu hòa tan hết 4,5m gam hỗn hợp A vào dung dịch HNO3 loãng
dư thì thu được dung dịch E chứa a gam muối và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí F gồm N2 và N2O
có tỷ khối hơi so với H2 là 18. Giá trị của a gần nhất với A. 43. B. 194. C. 212. D. 53.
Câu 8: Hoà tan hết 2,08 gam hỗn hợp Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và
672 ml NO (đktc). Thêm từ từ 1,2 gam Mg vào dung dịch X đến khi phản ứng hoàn toàn thu
được 224 ml khí NO, dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 1,71 B. 1,44 C. 1,52 D. 0,84 ĐÁP ÁN Câu 1. A Câu 2. A Câu 3:
X + HCl dư → FeCl2 + CuCl2 + HCl (dư) + H2O + Cu (dư),
||⇒ quy đổi quá trình → X gồm FeO (tạo FeCl2) + CuO (tạo CuCl2) + Cu (dư).
a mol FeO + b mol CuO + 0,27m Cu; trong đó ∑nO trong oxit = 0,01m (mol).
⇒ giải: a + b = 0,01m và 72a + 80b = m – 0,27m ||⇒ a = 0,00875m và b = 0,0125m.
Giải còn lại, ta gọi nFeCl2 = 7x mol → nCuCl2 = x mol → nHCl dư = 1 – 16x) mol. Gộp quá trình:
(FeCl2, CuCl2, HCl) + AgNO3 → AgCl 1,0 mol) + (Fe(NO3)3; Cu(NO3)2) + NO + H2O.
165,1 gam tủa gồm Ag và AgCl nhưng về mặt nguyên tố gồm 1 mol Cl → còn lại là 1,2 mol Ag.
nNO = nHCl ÷ 4 = 0,25 – 4x) mol; lại có nFe(NO3)3 = 7x mol; nCu(NO3)2 = x mol
⇒ bảo toàn nguyên tố N có: 21x + 2x + 0,25 – 4x) = 1,2 ⇒ x = 0,25 mol.
Theo đó: m = 800b = 800x = 40 gam. → Đáp án A. Câu 4:
Đặt a, b, c là số mol của Fe3O4, Cu2S, FeS2
m(X) = 232a + 160b + 120c = 24,72 gam 1
Muối gồm: Fe3+ ( 3a+c mol); Cu2+ 2b mol) → SO 2− 4 ( 4,5a + 2b + 1,5c) mol
→ m(muối) = 56∙3a+c) + 64∙2b + 96∙4,5a + 2b+ 1,5c) = 55,6 gam 2
m(kết tủa) = 107∙3a+c) + 98∙2b + 233∙4,5a + 2b + 1,5c) = 124,86 gam 3;
Giải 1, 2, 3 → a = 0,06; b = 0,03; c = 0,05 →%(Cu2S) = 19,42% → Đáp án C.
Câu 5: nHCl cần = 2nO trong oxit = 0,24 mol → nHCl đã dùng (dư 25%) = 0,3 mol. Sơ đồ phản ứng
{ Fe (m gam) + (O2 0,06 mol; Cl2 0,03 mol)} + (HCl: 0,3 mol; AgNO3)
→ (Ag-Cl : 53,28 gam) + Fe(NO3)3 + NO 0,015 mol) + H2O 0,15 mol)
Ta có nH2O = nO trong oxit + 2nNO ||→ nNO = 0,015 mol.
∑nCl = 0,36 mol đi hết vào 53,28 gam tủa → về nguyên tố nAg trong tủa = 0,375 mol
Bảo toàn N có nFe(NO3)3 = (0,375 – 0,015) ÷ 3 = 0,12 mol.
||→ m = mFe = 0,12 × 56 = 6,72 gam. → Đáp án A. Câu 6:
Xét hỗn hợp X có tỷ khối hơi so với H2 bằng 17,67 → n(NO) = n(NO2) = z (mol)
Trong hỗn hợp X gọi số mol FeO = x mol; Fe3O4 = y mol → 72x + 232 y = 33,2 gam (1)
Trong dung dịch Y có: Fe3+: x + 3y (mol); H+; K+ (1,2 mol); SO 2- -
4 (1,2 mol) và NO3 (06 – 3z mol) Xét phần I:
PTHH: H+ + OH- → H2O; Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 (0,1 mol)
→ n(H+ dư) = 0,45 – 0,1*3 = 0,15 mol → n(H+ trong Y) = 0,3 mol
Áp dụng ĐLBT số mol e: (2) x + y = 2z*3 + z
Áp dụng ĐLBT điện tích: 3(x + 3y) + 0,3 + 1,2 = 1,2*2 + 0,6 – 3z
Giải (1) (2) (3) → x = 0,3; y = 0,05; z = 0,05 → Đáp án C Câu 7: Ta có sơ đồ phản ứng:
m(gam) (Mg, Fe) + --O2→ (m+4,16) gam B + --HCl→ D (Mg2+ x mol; Fe2+ y mol; Fe3+ z mol); Cl-)
D + --AgNO3→ (11m – 12,58) gam (Ag + AgCl)
Ta có m(O) = 4,16 gam → n(O) = 0,26 mol → n(Cl- trong D) = 0,52 mol → n(AgCl) = 0,52 mol Ta có hệ phương trình (1): 24x + 56(y+z) = m
(2) ĐLBT điện tích: 2x+2y+ 3z = 0,52 (3) m + 0,52*35,5 = 4m-6,5
→ m = 8,32 gam → n(Ag) = 0,04 = y → x = 0,16; z = 0,04
Mặt khác trong 4,5m gam A có: Mg = 0,72 mol và Fe 0,36 mol
Dung dịch muối: Mg2+: 0,72 mol; Fe3+: 0,36mol; NH + - 4 : t mol; NO3 : q mol
hợp khí F gồm N2 (0,04 mol) và N2O (0,04 mol)
Áp dụng ĐLBT mol e: → t = 0,225 mol
Áp dụng ĐLBT điện tích → q = 2,745 mol → m 211,68 gam → Đáp án C Câu 8:
n(Fe) = 0,02 mol; n(Cu) = 0,015 mol; n(Mg) = 0,05
Mg tạo NO = 0,015 → còn lại 0,035 mol phản ứng với kim loại
Sau phản ứng có: 0,01 mol Fe; 0,015 mol Cu → m = 1,52 gam → Đáp án C
2400 bài tập Vận dụng cao Hóa học từ các đề thi thử năm 2023
396
198 lượt tải
100.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu 2400 bài tập Vận dụng cao môn Hóa từ đề thi thử bao gồm: Vận dụng cao lớp 11; Vận dụng cao lớp 12 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi thử Hóa học.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(396 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)