Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 4 Tuần 32 Kết nối tri thức (có lời giải)

304 152 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Bài tập cuối tuần
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 4 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng việt lớp 4 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(304 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Tuần 32
Vì một thế giới bình yên MỤC TIÊU:  Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
 Viết đoạn văn tưởng tượng  Lựa chọn từ ngữ
NHỮNG NGƯỜI CON TRAI CỦA VUA UY-LI-AM
Vua Uy-li-am có ba người con trai nhỏ. Một hôm, nhà vua cho gọi
các con đến và hỏi: "Nếu Thượng để biến con thành một con chim,
con muốn trở thành chim gì?". Hoàng tử cả nói: "Một con diều hâu vì
nó khiến con liên tưởng đến một người dũng mãnh.". Hoàng tử thứ hai
nói: "Con muốn trở thành một con đại bàng vì chim chóc nào cũng sợ
nó.". Hoàng tử út nhẹ nhàng trả lời: “Con xin được trở thành một chú
chim sáo đá. Bởi nó rất ngoan, không bao giờ đối xử tàn nhẫn với
những những con chim khác.".
Sau khi các hoàng tử ra về, nhà vua hỏi ý kiến các nhà thông thái
đang đứng sau rèm. Các nhà thông thái trả lời nhà vua: "Chúng tôi
thấy hoàng tử cả có thể làm được những điều lớn lao nhưng sẽ đến
lúc phải rơi vào tay của kẻ thù. Hoàng tử thứ hai mạnh mẽ nhưng có
thể sẽ khiến dân chúng khiếp sợ và oán giận. Hoàng tử út sẽ trở
thành người yêu chuộng hoà bình, biết suy xét kĩ càng khi đưa ra
quyết định, chắc chắn sau này người dân sẽ yêu mến và kính trọng.".
Nhiều năm trôi qua, khi các hoàng tử đã trưởng thành, nhà vua
không nghe theo lời của các nhà thông thái. Ông chia đôi vương quốc
cho hai người con trai lớn, và chỉ để cho hoàng tử út một ít tiền thừa
kế. Nhưng chuyện xảy ra không khác với tiên đoán của các nhà thông
thái là bao. Hoàng tử cả xông pha liều lĩnh trên chiến trường, nhưng
rồi mất tất cả đất nước vào tay quân địch và bị bỏ tù. Hoàng tử thứ
hai khiến dân chúng khiếp sợ và thù hận. Thế rồi, ông bị chính quân


lính lật đổ vì sự độc ác của mình. Hoàng tử út thông thái, điềm tĩnh và
nhân hậu cuối cùng được dân chúng tôn vinh làm vua của cả vương quốc. (Theo Nguyễn Ngoan)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu
1. Nhận định nào sau đây đúng về các loài chim mà ba hoàng tử lựa chọn?
A. Diều hâu dũng mãnh; đại bàng, sáo đá hiền lành.
B. Diều hâu, đại bàng dũng mãnh; sáo đá hiền lành.
C. Diều hâu, sáo đá dũng mãnh; đại bàng hiền lành.
D. Đại bàng, sáo đá dũng mãnh, diều hâu hiền lành.
2. Theo các nhà thông thái, ai thích hợp để lên làm vua?
A. Hoàng tử cả là người thích hợp nhất.
B. Hoàng tử thứ hai là người thích hợp nhất.
C. Hoàng tử út là người thích hợp nhất.
D. Cả ba hoàng tử đều xứng đáng lên làm vua.
3. Nhà vua đã phân chia tài sản của mình như thế nào?
A. Chỉ trao vương quốc cho hoàng tử út, chia tiền cho hai anh trai.
B. Chia vương quốc và của cải cho ba chàng hoàng tử như nhau.
C. Chia vương quốc cho hai anh, chia tiền cho hoàng tử út.
D. Trao vương quốc cho hoàng tử lớn, chia tiền cho hai hoàng tử còn lại.
4. Kết thúc câu chuyện, cuộc đời của hoàng tử út như thế nào?
A. Hoàng tử út bị nhân dân căm ghét, khiếp sợ.
B. Hoàng tử út được nhân dân tôn lên làm vua.
C. Hoàng tử út bị bại trận và chịu cảnh tù ngục.
5. Qua câu chuyện, theo em người thủ lĩnh cần nhất phẩm chất gì? Vì sao?
Bài 2: Xếp các từ có tiếng "cổ" vào nhóm thích hợp.
cổ kính, cổ chân, cổ vật, cổ thụ, cổ vũ, cổ truyền, cổ xưa,
cổ động, cổ tích, cổ tay, cổ động viên, cổ họng
- Cổ có nghĩa là xưa cũ, lâu đời.
- Cổ có nghĩa là khích lệ, ủng hộ.
- Cổ có nghĩa là một bộ phận trên cơ thể.
Bài 3: Chọn từ ngữ ở bài 2 để điền vào chỗ trống.


a. Phố cổ Hội An làm say đắm khách du lịch khắp thế giới bởi vẻ đẹp (...)
b. Đội bóng Việt Nam luôn nhận được tình yêu và sự ủng hộ từ các (...).
c. Trong thời điểm giao mùa, cần uống nhiều nước ấm để giữ ẩm cho (...).
Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thành câu.
a. Từ xa, chúng tôi đã thấy bóng dáng những dãy núi (khấp khểnh/
nhấp nhô hiện lên trong màn sương trắng.
b. Chiều chiều, những đàn trâu, đàn bò thủng thẳng đi về trên con đường đất (mấp mô/ trập trùng).
c. Bánh xe lăn lạo xạo trên con đường (gập ghềnh/ trùng điệp) sỏi đá.
Bài 5: Đóng vai nhà vua Uy-li-am, kể lại đoạn truyện vua gọi
các con đến truyền ngôi.
G:
– Lựa chọn cách xưng hô phù hợp với vai của nhân vật (vua Uy-li-am
khi nói chuyện với các con và quân lính).
– Bổ sung chi tiết mới (như lời nói của nhà vua, lí ĐỀ nhà vua đưa ra
khi chia tài sản cho các con khác nhau).


zalo Nhắn tin Zalo