Họ và tên:
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
………………………..
Môn: Tiếng Việt 5 (Cánh diều) Lớp: TUẦN 20
……………………………...
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Luyện tập về câu đơn và câu ghép.
- Viết bài văn tả phong cảnh.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: TÂY BẮC
Đã lâu lắm rồi Tây Bắc lại
đón nhận thời tiết lạnh giá và khắc
nghiệt đến như vậy. Nhưng tất cả
điều này vẫn không làm cho Tây
Bắc mất đi vẻ đẹp vốn có. Một
Tây Bắc khác, đậm đà hơn, quyến
rũ hơn và cũng ấm áp hơn trong
lòng người lữ khách phương xa.
Những mảnh ruộng bậc thang xanh màu lúa trải dài, phủ kín
những triền đồi. Len lỏi qua những góc núi là những con suối nhỏ ngày
đêm róc rách, với làn nước trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào
đó vô tình bỏ quên. Những con đường đèo quanh co uốn khúc, những
nếp nhà sàn bé xíu nằm xa tít trong thung lũng, những vệt khói lam chiều
mỏng mảnh của bếp nhà ai vắt ngang trời mây. Thật không đâu thơ mộng
và đẹp như Tây Bắc lúc này.
Tôi ngỡ mình đang mơ và trong giấc mơ ấy, tôi lạc giữa chốn thiên
đường. Một thế giới của nàng tiên, những loài hoa chưa một lần biết mặt,
của những cây bàng, lộc vừng khẳng khiu đang đâm chồi nảy lộc giữa
tiết trời xuân lạnh giá và của không gian tinh khiết trong trẻo vô cùng. (Theo Internet)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Những sự vật nào được tác giả miêu tả trong bài?
A. Những mảnh ruộng bậc thang, những con suối, những con đường đèo, những nếp
nhà sàn, những vệt khói lam chiều.
B. Những con suối, những con đường đèo, những nếp nhà sàn, những vệt khói lam chiều.
C. Những mảnh ruộng bậc thang, những con sông, những con đường đèo, những
nếp nhà sàn, những vệt khói lam chiều.
D. Những mảnh ruộng bậc thang, những con suối, những nếp nhà sàn, những vệt khói lam chiều.
Câu 2: Những con suối ở Tây Bắc được tác giả miêu tả như thế nào?
A. Xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi.
B. Len lỏi qua những góc núi, ngày đêm chảy róc rách, làn nước trong vắt như dải
lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên. C. Quanh co uốn khúc.
D. Bé xíu, nằm xa tít trong thung lũng.
Câu 3: Những nếp nhà sàn ở Tây Bắc được tác giả miêu tả như thế nào?
A. Xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi.
B. Len lỏi qua những góc núi, ngày đêm chảy róc rách, làn nước trong vắt như dải
lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên. C. Quanh co uốn khúc.
D. Bé xíu, nằm xa tít trong thung lũng.
Câu 4: Tìm trong bài Tây Bắc rồi ghi lại một cặp từ đồng nghĩa: A. Đẹp, xinh xắn. B. Nhỏ, bé xíu. C. Thơm ngát, ngào ngạt. D. Nhẹ nhàng, thơ mộng.
Câu 5: Tìm trong bài Tây Bắc rồi ghi lại một cặp từ trái nghĩa: A. Lạnh giá - ấm áp. B. To lớn – bé xíu. C. Nặng nề - nhẹ nhàng. D. Gần gũi – xa xôi.
Câu 6: Theo em, vì sao tác giả lại ngỡ mình đang lạc giữa chốn thiên đường?
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ............... III. Luyện tập:
Câu 1. Cho các đoạn văn sau:
(1) Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước
mắt tôi. (2) Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một
lượt. (3) Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt. (4) Thuyền trôi
từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. (5) Trước cảnh xinh đẹp ấy, tôi
hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm.
a) Em hãy chỉ ra các câu ghép có trong đoạn văn trên.
b) Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép vừa tìm được. Sau đó cho biết,
các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
Câu 2. Em hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước câu ghép trong các câu sau:
☐ Cây đa già đang run rẩy cành lá chào gió mới.
☐ Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.
☐ Cây đa già run rẩy cành lá, vui vẻ chào đón làn gió mới của mùa hè.
☐ Cây đa già run rẩy cành lá trong làn gió mới, nó đang vẫy tay chào ngày mới đó.
Câu 3. Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để tạo các câu ghép hoàn chỉnh:
a) Mỗi khi trời đổ mưa to …………………………..
b) ………………………….. thì em sẽ đạt kết quả cao.
c) ………………………….. nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.
d) Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp…………………………..
Câu 4: Viết bài văn tả cảnh biển mà em luôn nhớ mãi. * Gợi ý 1. Mở bài
- Vùng biển em định tả ở đâu? (miền Bắc, Trung hay miền Nam).
- Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em). 2. Thân bài - Tả bao quát:
+ Bờ biển trải dài ngút tầm mắt.
+ Một không gian mênh mông, ngút ngàn là nước, nước xanh trong… - Tả chi tiết:
+ Buổi sáng: Nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
+ Buổi trưa: Nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
+ Buổi chiều: Nước biển có màu xanh dương đậm. - Ích lợi của biển:
+ Thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến du lịch, tham quan, đem
lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
+ Là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng. 3. Kết luận
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển.
- Em làm gì để giúp vùng biển thêm giàu đẹp? (Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi). ĐÁP ÁN GỢI Ý TUẦN 20
I. Kiến thức trọng tâm:
- Học sinh ôn tập lại kiến thức lí thuyết trong SGK.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1. A. Những mảnh ruộng bậc thanh, những con suối, những con
đường đèo, những nếp nhà sàn, những việt khói lam chiều.
Câu 2. B. Len lỏi qua những góc núi, ngày đêm chảy róc rách, làn nước
trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên.
Câu 3. D. Bé xíu, nằm xa tít trong thung lũng.
Câu 4. B. Nhỏ, bé xíu.
Câu 5. A. Lạnh giá - ấm áp.
Câu 6: Bởi vì nơi đây khiến cho tác giả có cảm giác đang được bước vào
thế giới của những nàng tiên, những loài hoa chưa một lần biết mặt…. III. Luyện tập: Câu 1:
a) Các câu ghép có trong đoạn văn trên: câu 1, 4. b)
(1) Đèn Am// vừa bật lên, một cảnh đẹp// kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi.
Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.
(4) Thuyền// trôi từ từ nên ánh đèn// cứ thay đổi chỗ mãi.
Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “nên”.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 20
7
4 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(7 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)