Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 22

7 4 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Chuyên đề, Bài tập cuối tuần
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Họ và tên:
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
………………………..
Môn: Tiếng Việt 5 (Cánh diều) Lớp: TUẦN 22
……………………………...
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Luyện tập cách nối các vế câu ghép.
- Viết bài văn tả phong cảnh.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: KHÁT VỌNG BÌNH YÊN
Chồng bà bị giặc Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Con trai và con dâu
đều hi sinh để lại cho bà một đứa cháu trai. Bà nuôi nó bằng chính phần
máu thịt của mình nên càng ngày bà càng tóp đi, lưng còng xuống.
Đứa cháu lớn lên, khỏe
mạnh, sớm biết thương bà nên
rất chăm học, chăm làm. Tuy
vậy, nó ham mê chơi diều và
chơi khéo nhất làng. Còn bà,
sau một ngày làm việc mệt
nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng
mát, lòng thanh thản. Bà lắng
nghe tiếng sáo ngân nga, nhận
ra tiếng sáo của cháu bà trong, ngọt ngào và vi vu nhất.
Năm 1965, Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, ở khắp nơi, thanh
niên đua nhau đi bộ đội, cháu bà nhập ngũ.
Mười năm qua đi. Suốt mười năm ấy, bà sống khắc khoải trong nỗi
nhớ thương và chờ đợi. Mùa đông năm 1976 lạnh buốt và khô khốc. Bà
ho sù sụ, người chỉ còn một nắm và bà đã bị lẫn.
Chiến về, bà không nhận ra. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy
nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống chân bà, quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.
Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì
Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:
- Con vót cái diều chơi bà ạ.
Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà bàng hoàng, run rẩy
khi những khoảng mờ tối trong trí nhớ loãng ra tan dần đi và bà nhận ra
trong cái dáng người vót diều là cháu bà. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai người cháu và hỏi:
- Chiến đấy thật ư con?
Chiến vứt chiếc nan diều vót dở sang một bên, ôm chầm lấy bà,
thương xót bà đến thắt ruột. Bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp.
- Cái diều của con đây cơ mà.
Tối hôm ấy, khi cháu bà mang cái diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.
Trong nhiều tiếng sáo ngân nga mát lành, bà nhận ra tiếng chiếc sáo ba
của cháu bà. Ngôi sao hôm sáng lung linh giữa trời, đêm thơm nức mùi
hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên. (Thắng Sắc)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Hoàn cảnh của người bà có gì đặc biệt?
A. Chồng bà bị giặc Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Con trai và con dâu đều hi sinh để
lại cho bà một đứa cháu trai.
B. Chồng bà bị giặc Mĩ bắt đày ra Côn Đảo. Con trai và con dâu đều hi sinh để lại
cho bà một đứa cháu trai.
C. Chồng bà bị giặc Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Con trai và con dâu đều đi đánh giặc
để lại cho bà một đứa cháu trai.
D. Chồng bà bị giặc Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Con trai và con dâu đều hi sinh để
lại cho bà một đứa cháu gái.
Câu 2: Khi chiến trở về, thái độ của bà nội ra sao?
A. Vui vẻ, phấn khởi, rạng rỡ vô cùng.
B. Bà đã bị lẫn và không nhận ra Chiến.
C. Bà già yêu và mong được gặp Chiến lần cuối.
D. Bà mừng rỡ khôn xiết, mở tiệc ăn mừng cháu trở về.
Câu 3: Chi tiết nào giúp bà nhận ra Chiến?
A. Chiến kể cho bà nghe những câu chuyện ngày thơ ấu.
B. Chiến nấu những món ăn mà bà thích.
C. Chiến đọc cho bà nghe những câu chuyện trước đây bà thường đọc cho mình nghe.
D. Chiến mang về một đoạn tre, vót thành diều để chơi.
Câu 4: Vì sao mỗi tối bà nhận ra tiếng sáo diều của cháu mình?
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
Câu 5: Trong thời gian Chiến nhập ngũ bà sống như thế nào?
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
Câu 6: Câu chuyện cho em cảm nhận gì về tình cảm bà cháu?
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ............... III. Luyện tập:
Câu 1: Chọn kết từ thay cho mỗi chỗ trống trong các câu ghép sau:

(và, rồi, còn, nhưng)
a) Chích bông là loài chim bé nhỏ ................. nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.
b) Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng ................. cún con cũng vậy.
c) Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe
sắc ................. ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.
d) Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố ................. em cùng mẹ ra vườn tưới cây.
Câu 2: Viết đoạn văn (3 - 5 câu) về bài thơ mà em thích, trong đó có
câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp.
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
...................................................................................................................... ..............
..................................................................................................................... ...............
...................................................................................................................... ..............
Câu 3: Viết bài văn tả cảnh buổi sáng trong công viên. * Gợi ý
I. Mở bài: Giới thiệu công viên mà bạn sẽ tả. II. Thân bài: 1. Tả bao quát:
- Công viên ở đâu: ở gần nhà, ở xa hay gần,….
- Công viên rộng hay nhỏ.
- Không gian, quang cảnh: mọi vật vẫn đang chìm trong giấc ngủ, hay là
mọi vật bừng tỉnh chào đón buổi sáng tươi đẹp,… 2. Tả chi tiết:
- Ông mặt trời: ông mặt trời còn ngái ngủ lấp ló sau tấm màn mây lơ đãng.
- Nắng: dịu,… gió nhè nhẹ
- Cây cối: những giọt sương vẫn còn đọng trên lá,….
- Chim chóc (chim, chuồn chuồn, cá,….): bắt đầu cất tiếng hót cho một ngày tươi đẹp. - Con đường. - Ghế đá.


zalo Nhắn tin Zalo