Họ và tên:
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
………………………..
Môn: Tiếng Việt 5 (Cánh diều) Lớp: TUẦN 29
……………………………...
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Luyện tập liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Viết báo cáo công việc.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: HOA ĐỒNG NỘI
Không hiểu vì sao và từ bao giờ, tôi yêu hoa đồng nội đến thế.
Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng
manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai
ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. Những cánh hoa nép mình bên bờ
mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh
mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong tiết trời ấm áp của mùa
xuân, nắng cháy của mùa hạ hay giữa cái rét thâm tím của chiều mưa
mùa đông. Thân cây mảnh nhưng sống tập trung thành lùm, rễ đan nhau
bám chặt vào đất cùng chịu mưa gió, bão táp.
Lũ trẻ nông thôn chúng tôi từ khi sinh ra đã
biết đến cánh đồng qua lời ru của mẹ. Lớn lên độ
năm, sáu tuổi, dắt con nghé ra đồng, chúng tôi làm
bạn với những cọng cỏ, con mương, thuyền lá và
đặc biệt là hoa đồng nội. Thả cho trâu bò gặm cỏ
dọc triền đê, lũ con gái chạy khắp đồng tìm ngắt
hoa cho đầy vạt áo rồi xúm xít lê la trên cỏ kết
thành từng vòng, thích thú đeo tay, vào cổ đóng giả làm công chúa.
Chúng tôi mải mê chơi, nhiều khi quên cả trông trâu, bò để chúng
ăn lúa. Lúa về, bọn con gái thường thu gom những cánh hoa rơi vào
chiếc giỏ xinh xinh mà bà đan cho, đem về đặt ở đầu giường để hoa đi
vào giấc mơ làm công chúa,...
Những chiều đi học về, tôi vẫn thường lang thang trên cánh đồng,
lòng xao động trước vẻ đẹp mộc mạc mà đầy sức sống của hoa đồng nội.
Muôn ngàn cánh hoa rung rinh trước gió như muôn ngàn bướm rập rờn
bay. Những cánh hoa đung đưa như đang say sưa hát, ca ngợi vẻ đẹp của đồng quê. (Theo Nguyễn Tuyết Mai)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Những chi tiết nào nói lên vẻ đẹp mộc mạc của hoa đồng nội?
A. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mong manh
trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái.
B. Rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa, hoa đồng nội đẹp trong bộ cánh trắng mềm
mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái.
C. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mong manh
trong bộ cánh vàng mềm mại điểm nhị trắng và có mùi thơm ngai ngái.
D. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mong manh
trong bộ cánh vàng mềm mại điểm nhị trắng và có mùi thơm ngào ngạt.
Câu 2: Hoa đồng nội nở vào mùa nào trong năm? A. Mùa xuân và mùa đông. B. Mùa hạ và mùa thu. C. Bốn mùa quanh năm.
D. Bốn mùa trừ mua đông.
Câu 3: Thân cây hoa đồng nội được tác giả miêu tả như thế nào?
A. Thân cây to, mập sống tập trung thành lùm, rễ đan nhau bám chặt vào đất cùng chịu mưa gió, bão táp.
B. Thân cây mảnh nhưng sống tập trung thành lùm.
C. Thân cây rễ đan nhau bám chặt vào đất cùng chịu mưa gió, bão táp.
D. Thân cây mảnh nhưng sống tập trung thành lùm, rễ đan nhau bám chặt vào đất
cùng chịu mưa gió, bão táp.
Câu 4: Câu văn nào chứng tỏ hoa đồng nội có sức sống mãnh liệt?
..................................................................................................................... ...............
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.............................................
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
Câu 5: Em hiểu thế nào về tình cảm của tác giả đối với hoa đồng nội?
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ............... III. Luyện tập:
Câu 1: Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu:
a) Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn
chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng Đông Sơn
đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. (NGUYỄN VĂN HUYÊN)
b) Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một
mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến
sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. (HÀ ĐÌNH CẨN)
Câu 2: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để
các câu, các đoạn được liên kết với nhau.
(cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ)
Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới,
những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến,
những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. ... lưới mui bằng...giã
đôi mui cong. ... khu Bốn buồm chữ nhật. ...Vạn Ninh buồm cánh én....
nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ.
... Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con .... khoẻ, vót lên
hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con ...
mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì.
Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp
mỡ ngoài vậy. Những con ... tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của
trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi. (Theo THI SẢNH)
Câu 3: Viết báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia một dự án học tập. * Gợi ý: - Phần mở đầu:
+ Tên tổ chức viết báo cáo.
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức.
+ Địa điểm, thời gian viết báo cáo. + Tên báo cáo. – Phần nội dung:
+ Báo cáo cụ thể các hoạt động đã thực hiện.
+ Ý kiến đề xuất (nếu có).
– Phần cuối: Chức vụ, họ tên và chữ kí của người đại diện tổ chức viết báo cáo. ĐÁP ÁN GỢI Ý TUẦN 29
I. Kiến thức trọng tâm:
- Học sinh ôn tập lại kiến thức lí thuyết trong SGK.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1. A. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội
đẹp mong manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái.
Câu 2. C. Bốn mùa quanh năm.
Câu 3. D. Thân cây mảnh nhưng sống tập trung thành lùm, rễ đan nhau
bám chặt vào đất cùng chịu mưa gió, bão táp.
Câu 4. “Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. Những cánh hoa nép mình bên
bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh
mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong tiết trời ấm áp của mùa
xuân, nắng cháy của mùa hạ hay giữa cái rét thâm tím của chiều mưa
phùn mùa đông. Thân cây mảnh nhưng sống tập trung thành lùm, rễ đan
nhau bám chặt vào đất cùng chống chịu mưa gió, bão táp.”
Câu 5. Tác giả yêu quý và trân trọng những bông hoa đồng nội bình dị
nở trên cánh đồng đã gắn bó với biết bao kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. III. Luyện tập:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 29
37
19 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(37 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)