Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 30

7 4 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Chuyên đề, Bài tập cuối tuần
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Họ và tên:
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
………………………..
Môn: Tiếng Việt 5 (Cánh diều) Lớp: TUẦN 30
……………………………...
CHỦ ĐỀ 17. VƯƠN TỚI TRỜI CAO
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. - Kể chuyện sáng tạo.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NÚI RỪNG TRƯỜNG SƠN SAU CƠN MƯA
Mưa ngớt lại, rồi dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách
mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp
thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới
mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng
vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những
chú chồn, những con dúi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo
lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm,
những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu giang những đôi cánh
lớn, giũ nước phành phạc, cất những tiếng kêu khô sắc. Chúng nhún
chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm
núi màu tím biếc cắt chéo trên nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại
như dải lụa trắng dài vô tận ấm áp, quấn ngang các chòm núi như quyến luyến bịn rịn.
Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh,
cảnh vật thêm sức sống mới.
(Theo Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục,2000)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Những hình ảnh nào được tả sau cơn mưa?
A. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa; những chú chồn, con dũi, vòm lá, chim
Klang, những chỏm núi, những dải mây, mưa dầm rả rích.
B. Trời, núi tím biếc, mây ôm ấp dải núi.
C. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa; những chú chồn, con dũi; vòm lá, chim
Klang, những chỏm núi, những dải mây
Câu 2. Trong bài văn trên, tia nắng được miêu tả bằng cách nào?
A. Dùng động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng.
B. Dùng tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả tia nắng.
C. Dùng đại từ chỉ người để tả tia nắng.
Câu 3: Câu văn nào nêu được ý chính của bài?
A. Mưa ngớt hạt, rồi tạnh hẳn.
B. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời.
C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
Câu 4: Hoàn thành bảng sau: Cảnh vật Trường Sơn Tia nắng Nước mưa Những chú chồn, những con dũi Chim Klang
Câu 5. Viết một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ nói về một cơn mưa rào.
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ................... III. Luyện tập:
Câu 1: Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo
Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều
gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không
quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết
lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội
nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian
nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự
tin, đĩnh đạc đến lạ lùng. (Theo LÊ VÂN)
Câu 2: Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn
cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây
?
Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo
Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh.
Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương
không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải
cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kình cùng nhà vua
dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến
trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng
Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
Câu 3: Kể sáng tạo một câu chuyện về thiếu nhi mà em đã đọc ở nhà. * Gợi ý:
- Giới thiệu đó là câu chuyện gì.
- Các chi tiết trong câu chuyện có gì đặc biệt.
- Điều gì ở câu chuyện khiến em ấn tượng nhất. ĐÁP ÁN GỢI Ý TUẦN 30
I. Kiến thức trọng tâm:
- Học sinh ôn tập lại kiến thức lí thuyết trong SGK.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1.
A. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa; những chú chồn, con dũi,
vòm lá, chim Klang, những chỏm núi, những dải mây, mưa dầm rả rích.
Câu 2. A. Dùng động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng.
Câu 3. C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh,
cảnh vật thêm sức sống mới. Câu 4. Cảnh vật
Hoạt động cho thấy sự bừng tỉnh. Trường Sơn Tia nắng Mừng rỡ rọi xuống.
Vẫn còn róc rác, lăn tăn, luồn lỏi chạy thành hàng vạn dòng mỏng Nước mưa manh, buốt lạnh.
Những chú chồn, Nối tiếp nhau mừng rỡ nhảy ra. những con dũi
Bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch, cất lên Chim Klang
những tiếng kêu khô sắc.
Câu 5. Vì sáng nay trời mưa rào rất to nên em đến lớp muộn. III. Luyện tập: Câu 1:
- Các câu trong đoạn văn trên nói về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
- Các từ ngữ cho em biết điều đó: Hưng Đạo Vương; Quốc Công Tiết
chế; chủ tướng tài ba, ông, Người... Câu 2:
- Đoạn văn trên của tác giả Lê Vân sử dụng cách diễn đạt tốt hơn. Bởi vì:
Nội dung chặt chẽ nhờ sự liên kết bằng phép thế. Tên gọi nhân vật Hưng
Đạo Vương được thay đổi nhiều lần, không những tránh được sự lặp từ
mà còn thể hiện chức vị của ông và gửi gắm cả tình cảm kính trọng của
mọi người đối với vị chủ tướng tài ba ấy.
- Còn đoạn văn thứ hai cách diễn đạt thiếu sinh động và hấp dẫn với
người đọc và người nghe. Bởi vì, cả đoạn văn gồm sáu câu những từ
Hưng Đạo Vương được lặp lại nhiều lần. Vì vậy, đoạn văn thứ hai này
không có được cách diễn đạt có nhiều sáng tạo như đoạn văn thứ nhất. Câu 3: BÀI LÀM THAM KHẢO
Những năm giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình tôi sơ tán về một
vùng quê, ở nhờ nhà một bạn nhỏ tên là Mến. Cùng tuổi với nhau nên tôi
với Mến nhanh chóng kết thành đôi bạn thân thiết. Mĩ ngừng ném bom,
tôi và gia đình về lại thị xã. Xa Mến, tôi nhớ lắm!
Hai năm sau, bố tôi đón Mến ra chơi. Tôi dẫn Mến đi thăm khắp
nơi. Cái gì Mến cũng thấy lạ, ở thị xã có nhiều đường phố, nhà ngói san
sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà mái rạ, vách đất ở quê.
Ban ngày, trên đường người và xe đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện
lấp lánh như sao sa, thích ơi là thích!


zalo Nhắn tin Zalo