Họ và tên:
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
………………………..
Môn: Tiếng Việt 5 (Cánh diều) Lớp: TUẦN 33
……………………………...
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Liên kết câu bằng từ ngữ nối. - Kể chuyện sáng tạo.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGOÀI ĐƯỜNG PHỐ En-ri-cô yêu quý!
Chiều nay, bố đã nhìn thấy con va phải một cụ già khi con ở nhà
thầy giáo về. Con hãy cẩn thận hơn khi ra ngoài đường phố, vì đó là nơi
đi lại của tất cả mọi người.
Con hãy nhớ: Mỗi khi con gặp một cụ già, một người đàn bà bế con, một
người chống nạng, một kẻ khổ, một người đang gồng lưng gánh nặng,
một gia đình tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta
phải kính trọng tuổi già, chia sẻ với người khuyết tật, với nỗi khổ, sự vất vả và cái chết.
Thấy một người sắp bị
xe húc phải, con hãy hét lên
cho người ấy biết mà tránh.
Thấy một đứa bé đứng khóc,
con hãy hỏi tại sao nó khóc và
an ủi nó. Thấy một cụ già đánh
rơi gậy, con hãy nhặt lên và lễ phép đưa cụ.
Thấy hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can chúng. Nhưng nếu là hai
người lớn thì con hãy tránh xa, để khỏi phải chứng kiến cảnh thô bạo,
làm cho lòng con thành sắt đá. Gặp người bị cảnh sát còng tay, con đừng
vào hùa với đám đông để chế nhạo họ vì đó có thể là người vô tội. Con
hãy ngừng cười nói khi có một cái cáng người bệnh hay một đám tang đi
qua. Đó là những chuyện buồn mà mỗi người cần chia sẻ.
Con hãy lễ độ khi thấy trẻ em ở các viện từ thiện đi qua. Đó là
những trẻ em bị mù, câm, điếc, mồ côi. Thấy họ, con hãy nghĩ rằng đấy
là những nỗi bất hạnh và lòng từ thiện của con người đang đi qua.
Mai đây, nếu đi xa, con sẽ luôn cảm thấy ấm áp mỗi khi nghĩ về
thành phố quê hương – Tổ quốc thời thơ ấu của con. Con hãy yêu phố
phường và người dân thành phố. Nếu nghe ai đặt điều nói xấu thành phố
của mình, con phải bênh vực ngay. Bố của con.
(Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-xi)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Câu chuyện là cuộc trò chuyện của ai với ai? A. Của hai bố con.
B. Của bố mẹ và con cái. C. Của hai mẹ con. D. Của bố và mẹ.
Câu 2: Người bố đã dạy con nên ứng xử như nào nếu gặp phải tình
huống “Một người sắp bị xe húc”?
A. Nhường bước cung kính.
B. Hét lên cho người ấy biết mà tránh.
C. Hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó. D. Can chúng.
Câu 3: Theo em, qua bức thư người bố muốn nhắn nhủ tới con điều gì?
A. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình.
B. Hãy nỗ lực cố gắng để thành công.
C. Phải quyết tâm hết mình trong cuộc sống.
D. Phải biết cảm thông, yêu thương, chia sẻ với mọi điều quanh ta.
Câu 4: Viết cách ứng xử mà người cha dạy En-ri-cô khi gặp mỗi tình huống: Tình huống Cách ứng xử
Gặp cụ già, phụ nữ bế con, người gánh nặng.
Thấy một người sắp bị xe húc.
Gặp đứa bé đang đứng khóc.
Gặp hai đứa trẻ đang đánh nhau.
Gặp người cảnh sát còng tay.
Gặp người bệnh, đám tang.
Gặp trẻ em ở viện từ thiện.
Nghe thấy người đặt điều nói xấu thành phố.
Câu 5: Suy nghĩ và viết 1 - 2 câu tự đánh giá cách ứng xử của em ngoài đường phố.
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ................... III. Luyện tập:
Câu 1: Thảo luận và nêu tác dụng có mỗi từ ngữ được in đậm trong các đoạn văn sau:
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm.
Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường.
Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm
cây, vừa đi vừa lẩm bẩm ôn hòa.
Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo trong đầu tiên
nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ
ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sặp lụi thì nó lại “bén” sang những cây
vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.
Câu 2: Tìm từ nối phù hợp với chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây:
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không? - Bố viết được
- ... bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Câu 3: Viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây hoặc tả cây ở một
thời kì phát triển. Trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ nối.
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
..................................................................................................................... ...............
Câu 4: Kể sáng tạo một câu chuyện về thiếu nhi mà em đã đọc ở nhà. * Gợi ý:
- Giới thiệu đó là câu chuyện gì.
- Các chi tiết trong câu chuyện có gì đặc biệt.
- Điều gì ở câu chuyện khiến em ấn tượng nhất. ĐÁP ÁN GỢI Ý TUẦN 33
I. Kiến thức trọng tâm:
- Học sinh ôn tập lại kiến thức lí thuyết trong SGK.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1. A. Của hai bố con.
Câu 2. B. Hét lên cho người ấy biết mà tránh.
Câu 3. D. Phải biết cảm thông, yêu thương, chia sẻ với mọi điều quanh ta. Câu 4. Tình huống Cách ứng xử
Gặp cụ già, phụ nữ bế con, người gánh Nhường bước cung kính nặng.
Thấy một người sắp bị xe húc.
Hét lên cho người ấy biết mà tránh
Gặp đứa bé đang đứng khóc.
Hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó
Gặp hai đứa trẻ đang đánh nhau Can chúng
Đừng hùa vào với đám đông chế nhạo
Gặp người cảnh sát còng tay họ
Gặp người bệnh, đám tang Ngừng cười
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 33
29
15 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(29 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)