Đề thi chính thức vào 10 môn Văn PTNK Hồ Chí Minh (Năm học 2022 - 2023) Câu 1: (3.0 điểm)
“Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình
thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý
nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu
không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài
nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ
nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình yêu thương và
lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạn đến. Mặc dầu non một năm
ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”.
(Trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Ngữ Văn 8, NXB Giáo dục 2014, tr 16) 1. Nhận biết
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào của nhà văn Nguyên Hồng (0,5 điểm) 2. Thông hiểu
Tìm 2 quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn trên. Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa gì? (0,5 điểm) 3. Thông hiểu
Từ “rất kịch” có nghĩa là gì? Từ này cho thấy nét tính cách nào của nhân vật “cô tôi”? 4. Thông hiểu
Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi cho anh/chị liên tưởng đến tác
phẩm nào mà anh chị đã được học? Vì sao? (0,5 điểm) 5. Vận dụng
Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) để nói lên cảm nhận của anh/chị về tình mẫu tử trong nghịch cảnh (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm) Vận dụng cao THUẬT GIẾT RỒNG
Chu Bình Man học thuật giết rồng của Chi Li. Bao năm khánh kiệt gia sản, mất có đến nghìn
vàng. Thành tài, nhưng không biết dùng làm gì cả. (Bình giải ngụ ngôn Trung Quốc, Trương
Chính, Nxb Giáo dục 1999, tr 14)
Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy) cho biết suy nghĩ của
anh/chị về việc lựa chọn sự học trong bối cảnh hiện nay.
Câu 3: (4,0 điểm) Vận dụng cao
Có ý kiến cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể
tách quê hương ra khỏi con người”. Từ ý kiến trên, hãy phân tích sự gắn bó giữa con người
và quê hương trong một vài tác phẩm đã học và đã đọc.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: 1.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài học Cách giải:
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng. 2.
Phương pháp: căn cứ bài Quan hệ từ Cách giải:
- Hai quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn: nhưng (nhận ra những ý nghĩ cay độc), mặc dầu (nom một năm ròng).
- Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa: khẳng định tình yêu thương, sự thấu hiểu của bé Hồng
dành cho mẹ dù bà cô có rắp tâm gieo vào đầu em những ý nghĩ không tốt về mẹ em. 3.
Phương pháp: phân tích, lí giải Cách giải:
- Từ “rất kịch”: rất giống như đóng kịch, ở đây có nghĩa là rất giả dối.
- Từ này cho thấy nét tính cách của “cô tôi” là giả dối, cay độc. 4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải:
Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi đến tác phẩm “Chuyện người
con gái Nam Xương” vì người phụ nữ trong cả hai tác phẩm đều đức hạnh, nhưng số phận bất hạnh. 5.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải:
* Yêu cầu về hình thức: đoạn văn 5-7 dòng.
* Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn đảm bảo những nội dung chính sau:
- Tình mẫu tử trong nghịch cảnh là tình yêu thương của mẹ dành cho con trong những hoàn
cảnh éo le, trong khó khăn, thử thách.
- Trong nghịch cảnh, tình mẹ được biểu hiện như sau:
+ Có thể là niềm tin dành cho con trong những gian khó.
+ Có thể là tình yêu thương để tiếp cho con sức mạnh.
+ Trong những tình cảnh éo le nhất, mẹ có thể hi sinh cả sự sống cho con.
- Tình mẹ luôn “bao la như biển Thái Bình dạt dào”, vì Thượng đế không có mặt ở khắp mọi
nơi nên Người sinh ra người mẹ để bao bọc, chở che, yêu thương con. Hơn tất cả, trong
những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời, có tình mẫu tử là có nguồn sức mạnh thiêng liêng
nhất, bởi cuộc đời chỉ cần được tin và được hiểu từ chính những người thân thương nhất mà thôi. Câu 2:
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp Cách giải:
* Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).
- Có đủ bố cục ba phần: Mở, Thân, Kết.
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng chú ý
đảm bảo những ý chính sau: 1. Giải thích
- Lựa chọn sự học là lựa chọn việc học gì, làm nghề gì để có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
- Trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc lựa chọn sự học thực sự là một vấn đề cần bàn bạc kĩ lưỡng.
2. Bàn luận, chứng minh
* Vì sao cần lựa chọn sự học
- Khoa học nói chung có rất nhiều bộ môn, phải lựa chọn để tìm ra môn nào thích hợp nhất
với khả năng, sở thích của cá nhân mình.
- Khi lựa chọn đúng đắn, bản thân người học có những động lực để theo đuổi niềm mơ ước
của mình và biết vận dụng những kiến thức học được vào thực tế.
- Ngược lại, học mà không có mục đích, chỉ lựa chọn theo ý muốn của người khác, chính bản
thân người học không có lí tưởng thì học cũng như không, không có tác dụng.
* Bàn luận về thực trạng lựa chọn sự học
- Khi lựa chọn học theo đam mê, năng lực, bản thân người học tự tạo ra năng lượng để vượt
qua những thử thách trong khi học và vươn tới thành công.
- Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ trong xã hội ngày nay học theo trào lưu, phong trào,
học để thỏa mãn những mơ ước của người khác.
* Nguyên nhân dẫn đến lựa chọn sự học như vậy là do:
- Xã hội luôn có định kiến sắp xếp thứ tự “vip” của từng ngành nghề, dựa vào đó, người học
“nhắm mắt” chọn chứ không dựa vào năng lực, mong muốn của bản thân.
- Trường đào tạo đại học, cao đẳng quá nhiều, nhiều người chỉ cần cái danh học cao mà
không cần biết học gì và học như thế nào.
- Học sinh, sinh viên ngày nay có một số lượng không nhỏ lựa chọn học tập theo ý muốn của
người khác, không có chính kiến hoặc không được tự quyết định cuộc đời mình.
* Hậu quả của việc lựa chọn sự học
- Chọn đúng thì tâm yên, cuộc sống đáng mơ ước.
- Chọn không đúng tất yếu trở nên chán nản, đi làm việc khác, không vận dụng được những điều đã học. * Giải pháp
- Để cho người học tự quyết định tương lai của mình.
- Chính sách phát triển giáo dục cần chặt chẽ hơn nữa để không học theo phong trào.
3. Mở rộng – liên hệ
- Thực tế có những khi lựa chọn làm theo mơ ước nhưng không được làm đúng ngành nghề
làm cho những người đi sau không dám tiếp tục lựa chọn sự học như ý mình nữa.
- Liên hệ bản thân em: em đã và đang lựa chọn sự học như thế nào? Câu 3:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
Bộ 39 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn có đáp án
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Bộ 39 Đề thi tuyển sinh vào 10 Ngữ Văn năm 2023 chọn lọc từ các trường bản word có lời giải chi tiết:
+ Đề thi tuyển sinh vào 10 năm 2023 Sở GD và ĐT Hồ Chí Minh ;
+ Đề thi tuyển sinh vào 10 năm 2023 Sở GD và ĐT Quảng Ninh;
+ Đề thi tuyển sinh vào 10 năm 2023 trường THPT Chuyên Kiên ;
+ Đề thi tuyển sinh vào 10 năm 2023 trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông;
+ Đề thi tuyển sinh vào 10 năm 2023 Sở GD và ĐT Trà Vinh;
……………………
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1738 )Trọng Bình
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)