Chuyên đề Viết đoạn văn nêu lý do thích một câu chuyện lớp 4

5 3 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Dạng: Chuyên đề
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Chuyên đề Tập làm văn lớp 4 ( Sách mới)

    Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    19 10 lượt tải
    150.000 ₫
    150.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Chuyên đề Viết đoạn văn nêu lý do thích một câu chuyện lớp 4 chương trình sách mới nhằm hướng dẫn chi tiết cách viết đoạn văn nêu lý do thích một câu chuyện lớp 4 (khái niệm, lưu ý, dàn ý các dạng, các bài văn mẫu) có trong chương trình Tiếng Việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(5 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU LÍ DO THÍCH MỘT CÂU CHUYỆN
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Nhận diện đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện
Lập dàn ý cho đoạn văn nêu nêu lí do thích một câu chuyện
Một số đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện
Thực hành viết
I. Nhận diện đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện 1. Khái niệm
Viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là nêu cảm nghĩ về câu
chuyện để giải thích vì sao em thích câu chuyện đó.
2. Bố cục đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện
- Mở đầu:
Giới thiệu câu chuyện và nêu cảm nhận chung về câu chuyện.
- Triển khai: Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện (nội dung, cách miêu tả, lời kể,..)
- Kết thúc: Nêu suy nghĩ và mong muốn sau khi đọc câu chuyện.
3. Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn văn nêu lí do thích một câu chuyện
- Các ý trong đoạn cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định: mở đầu, triển khai, kết thúc.
- Cách nêu lí do câu chuyện nên ngắn gọn, thể hiện được ý kiến cá nhân thích hoặc
không thích, bao quát được nội dung sắp triển khai.
II. Lập dàn ý cho đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện * Chuẩn bị
- Chọn một câu chuyện đã mang lại cho em nhiều cảm xúc.
- Điều gì ở câu chuyện gây ấn tượng với em? (cốt truyện, lời kể, nhân vật, yếu tố kì ảo, …)
- Tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện đó như thế nào.
1. Dàn ý cho đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện
- Mở đầu:
Giới thiệu câu chuyện và nêu cảm nhận chung của em về câu chuyện. - Triển khai
+ Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện kèm minh chứng:
+ Lời kể sinh động: Cách dùng từ (từ gợi tả âm thanh, màu sắc,…)/ Cách viết câu (câu hỏi, câu cảm,..)
+ Nội dung câu chuyện hấp dẫn: Có yếu tố kì ảo/ Nói về ước mơ
+ Tính cách của nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói (hiếu thảo, trung thực, dũng cảm,…).
+ Ý nghĩa của câu chuyện. 1
- Kết thúc: Nêu suy nghĩ và mong muốn sau khi đọc câu chuyện.
2. Một số dàn ý cho đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện tham khảo
Dàn ý cho đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích
đã đọc, đã nghe (Tiếng Việt 4, Chân trời sáng tạo).

- Mở đầu: Giới thiệu câu chuyện và nêu cảm nhận chung về câu chuyện: câu
chuyện “Bánh chưng, bánh giầy”.
- Triển khai: Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện kèm minh chứng:
+ Câu chuyện đã lý giải về nguồn gốc của món bánh truyền thống một cách thú vị:
chàng Lang Liêu tuy nghèo khó nhưng đã tạo ra hai món bánh thơm ngon là bánh chưng và bánh giầy.
+ Câu chuyện có sử dụng những yếu tố kì ảo để câu chuyện thêm phần hấp dẫn và
dễ nhớ: chàng lang Liêu nghèo khó được vị tiên giúp đỡ.
- Kết thúc: Nêu suy nghĩ và mong muốn sau khi đọc câu chuyện: hay và thú vị.
Dàn ý cho đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc
hoặc nghe kể. Cho biết vì sao em thích câu chuyện đó (Tiếng Việt 4, Cánh Diều).

- Mở đầu: Giới thiệu câu chuyện và nêu cảm nhận chung về câu chuyện: câu
chuyện “Ông Yết Kiêu”.
- Triển khai: Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện kèm minh chứng:
+ Ông Yết Kiêu vừa có lòng yêu nước, vừa tài giỏi hơn người: ông đặc biệt có tài
lặn nước giỏi, có thể lặn mà như đi bộ dưới nước; lặn tài vài ngày dưới nước mà không hề hấn gì.
+ Bản thân em lấy làm lạ về điều này, thậm chí em ước được như ông. Nếu cũng
có tài lặn nước như vậy, hẳn em sẽ lặn xuống đáy biển để đem thật nhiều thứ kì bí
lên mặt đất cho mọi người cùng xem.
- Kết thúc: Nêu suy nghĩ và mong muốn sau khi đọc câu chuyện: Câu chuyện về
ông Yết Kiêu quả là một hình ảnh sinh động cho lòng yêu nước, tính quả cảm và
tài đối ứng phi thường. 2
III. Một số đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện tham khảo
Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc,
đã nghe (Tiếng Việt 4, Chân trời sáng tạo).

Sự tích “Bánh chưng, bánh giầy” là câu chuyện mà em đã đọc từ khi còn
nhỏ, nhưng đến nay, các chi tiết trong câu chuyện ấy em vẫn còn ghi nhớ rất rõ.
Câu chuyện kể về thời Vua Hùng thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân, thì Vua Hùng
quyết định nhường ngôi cho con của mình. Các con trai của vua đã đua nhau đi tìm
sơn hào hải vị để dâng lên vua cha. Riêng chàng Lang Liêu nghèo khó, nhờ có vị
tiên giúp đỡ đã chỉ dùng các nguyên liệu bình thường nhất là gạo nếp, đỗ xanh, thịt
heo. Dù vậy, anh vẫn tạo ra hai món bánh là bánh chưng và bánh giầy không chỉ
thơm ngon đến lạ. Mà còn ẩn chứa những ý nghĩa to lớn cao cả về sự dung hòa của
đất trời, và tình nghĩa giữa cha mẹ với con cái. Nhờ món bánh ấy mà Lang Liêu
được chọn làm người nối ngôi, và bánh chưng bánh giầy cũng trở thành món ăn
truyền thống không thể thiếu được mỗi dịp xuân về Tết đến. Câu chuyện đã lý giải
về nguồn gốc của món bánh truyền thống một cách thú vị, kết hợp với yếu tố kì ảo
nên càng thêm hấp dẫn và dễ nhớ. Nhờ vậy mà năm nào, khi thức trông nồi bánh
chưng với bà, em cũng đem sự tích này ra để đọc lại một lần nữa. Ấy thế mà em
vẫn thấy rất hay và thú vị như mới đọc lần đầu tiên.
Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình
cảm gia đình hoặc tình bạn (Tiếng Việt 4, Chân trời sáng tạo).

Câu chuyện về tình cảm gia đình mà em yêu thích nhất là câu chuyện “Bà
cháu”. Đọc câu chuyện ấy, em rất xúc động trước tình cảm của hai người cháu
dành cho bà của mình. Vốn trước đây, hai anh em phải sống trong cảnh khó khăn
và thiếu thốn, vậy nên họ luôn mong muốn có cuộc sống ấm no, đủ đầy. Tuy nhiên,
khi có nhà cao cửa rộng, vàng bạc đề huề thì hai anh em lại không còn bà ở bên 3
cạnh nữa. Điều đó khiến họ vô cùng buồn bã, đau khổ và quyết định cầu xin bà
tiên đổi hết của cải để bà được sống lại. Chi tiết ấy đã khẳng định một điều rằng,
đối với hai đứa trẻ ấy, tình thân còn quý trọng hơn vàng bạc châu báu gấp trăm gấp
nghìn lần. Hình ảnh hai anh em ôm chầm lấy người bà hiền từ đã khiến em vô
cùng xúc động. Trong trái tim em như được hâm nóng lên bởi tình cảm gia đình
đáng quý ấy. Thật mong sao mọi đứa trẻ trên thế giới này đều hiếu thảo, yêu
thương ông bà và được sống hạnh phúc bên người thân của mình.
Hãy viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em
thích câu chuyện đó (Tiếng Việt 4, Cánh Diều).

Trong các câu chuyện đã được đọc ở lớp 4, em thích nhất là câu chuyện”
Một người chính trực”. Câu chuyện ấy kể về một vị quan triều lý tên là Tô Hiến
Thành, nổi tiếng với sự chính trực. Khi được đút lót rất nhiều vàng bạc, ông không
hề tham lam, lập tức từ chối và làm theo lời căn dặn của nhà vua trước khi băng hà.
Dù là người ngày ngày hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng mình nhưng không có tài
năng nổi bật, Tô Hiến Thành cũng không đề bạt lên chức vị có vai trò quan trọng.
Những hành động đó cho thấy sự đường hoàng, đĩnh đạc và cương trực trong hành
xử, lối sống của vị quan này. Ông không bị lung lay ý chí bởi tiền bạc hay những
hành động xu nịnh của người khác. Mà luôn một mực làm theo điều đúng, lẽ phải.
Chính sự trung thực, thẳn thắn ấy của ông đã khiến em yêu thích câu chuyện “Một
người chính trực” đến vậy.
Hãy viết đoạn văn về câu chuyện “Ông Yết Kiêu” và cho biết em thích câu
chuyện đó ở điểm nào (Tiếng Việt 4, Cánh Diều).

Câu chuyện “Ông Yết Kiêu” kể về một người có tài năng và sức khỏe phi
thường của nước ta thời nhà Trần. Đó là một người tên là Yết Kiêu với khả năng
bơi lội rất tài, có thể lặn sâu xuống dưới biển, và nín thở lâu hơn người khác. Với
tài năng đó, ông đã vào kinh gặp vua, xin được góp sức mình vào công cuộc đánh
giặc bảo vệ đất nước nước. Chỉ với một cái dùi sắt và một chiếc búa, Yết Kiêu đã
hạ gục được hết chiến thuyền này đến chiến thuyền khác, khiến quân thù phải sợ
hãi, bàng hoàng. Một lần nọ, Yết Kiêu bất cẩn bị giặc bắt được. Dù chúng đe dọa
hay đưa ra những lợi ích để dụ dỗ thì đều không khiến ông lay chuyển ý chí. Cuối
cùng, ông giả vờ quy thuận, rồi nhân lúc chúng vô ý nhảy xuống nước và bơi đi
mất. Sau sự kiện lần đó, quân địch thấy nước Nam ta có quá nhiều người tài nên
sinh lòng sợ hãi, cùng nhau quay tàu về nước. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu” đã 4


zalo Nhắn tin Zalo