VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT
NGƯỜI GẦN GŨI, THÂN THIẾT
● Nhận diện đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
● Lập dàn ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gẫn gũi, thân thiết
● Một số đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
● Thực hành viết
I. Nhận diện đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết 1. Khái niệm
Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết là bày
tỏ tình cảm, cảm xúc và cách bộc lộ cảm xúc đó đối với người gần gũi, thân thiết với mình.
2. Bố cục đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết Mở đầu
Giới thiệu người gần gũi, thân thiết mà Bố cục đoạn
em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc. văn nêu tình cảm, cảm xúc
Nêu những điều ở người đó làm em xúc về một người Triển khai
động và nêu rõ tình cảm, cảm xúc của gần gũi, thân em. thiết Kết thúc
Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em.
3. Các lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- Các ý trong đoạn cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định: mở đầu, triển khai, kết thúc.
- Người viết có thể biểu lộ tình cảm, cảm xúc bằng những cách như: nêu tình cảm,
cảm xúc đó là gì, được biểu hiện ra sao, thông qua những kỉ niệm nào,....
- Đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình
bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.
II. Lập dàn ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết Chuẩn bị
- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với ai?
- Điều gì ở người đó làm em xúc động?
- Em có tình cảm, cảm xúc gì? Em đã thể hiện tình cảm, cảm xúc đó như thế nào? 1
1. Dàn ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết Mở đầu
Giới thiệu người gần gũi, thân thiết mà em
muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Cử chỉ, lời nói, suy Nêu những điều nghĩ, việc làm,… ở người đó làm em xúc động: Những kỉ niệm giữa em và người đó. Dàn ý cho đoạn văn nêu Tình cảm của tình cảm, Triển khai người đó dành
Dùng từ ngữ trực tiếp cảm xúc về cho em.
thể hiện tình cảm, cảm một người xúc (yêu quý, khâm gần gũi, thân phục, trân trọng, thiết Nêu rõ tình ngưỡng mộ,..) cảm, cảm xúc của em: Nêu suy nghĩ, việc làm
thể hiện tình cảm, cảm
xúc (luôn nghĩ đến, cố gắng học theo,…) Kết thúc
Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em.
2. Một số dàn ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
Dàn ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
(Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức).
- Mở đầu: Bà ngoại là người mà em rất yêu quý. - Triển khai:
+ Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành
phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe. 2
+ Em rất yêu mến và kính trọng bà.
+ Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa.
- Kết thúc: Em rất yêu bà. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em.
III. Một số đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
(Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức).
Bà nội là người đã vẽ nên cho em cả một vùng trời tuổi thơ tươi đẹp. Bố mẹ
của em là công nhân ở khu công nghiệp, nên suốt thời thơ ấu, em được lớn lên
trong vòng tay của bà. Bà vừa là bà, vừa là mẹ, vừa là cô giáo. Bà chăm lo cho em
từ bữa ăn đến giấc ngủ, từ bộ áo quần đến món đồ chơi. Dáng vẻ gầy gầy, cái lưng
khom khom và mái tóc bạc phơ búi gọn trong tấm vải nhung của bà đã in sâu vào
trong miền kí ức của em. Bàn tay của bà nhăn nheo, thô ráp, nhưng ấm áp phi
thường. Hơi ấm ấy còn hơn cả bếp lửa ngày đông, hơn cả củ khoai nướng mới ra
lò. Được bà xoa đầu, vỗ lưng, ôm vào lòng thì chẳng còn gì có thể hạnh phúc hơn
nữa. Em rất biết ơn những chăm lo và hi sinh của bà dành cho mình. Cùng với đó
là sự yêu thương, quý mến khó mà diễn tả thành lời. Ngày xa bà lên thành phố với
bố mẹ để đi học, em đã khóc rất nhiều. Cả một góc trái tim em đổ sập hết cả, bởi
thiếu đi hơi ấm của bà chèo chống. Từ lần đó, em mới thấm thía được nỗi nhớ
nhung da diết là như thế nào. Mỗi ngày, em đều mong nhanh đến lúc được gọi điện
cho bà, được về quê thăm bà. Vì em nhớ và yêu bà da diết. Chỉ mong sao bà lúc
nào cũng khỏe mạnh, yêu đời để tâm hồn em mãi vẫn còn một bầu trời đầy nắng ấm.
IV. Thực hành viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một thầy/cô mà em yêu quý. Gợi ý:
- Mở đầu: Giới thiệu người gần gũi, thân thiết mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc. - Triển khai:
+ Nêu những điều ở người đó làm em xúc động.
+ Nêu rõ tình cảm, cảm xúc của em.
- Kết thúc: Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em.
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………. 3
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………… ………….
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………. ……………
DẠNG 8. VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ
MỘT NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC
Nhận diện đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
Lập dàn ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
Một số đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học tham khảo
Thực hành viết
I. Nhận diện đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học 1. Khái niệm
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học là
nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách,…) của nhân vật đó và bộc lộ tình
cảm, cảm xúc của em về nhân vật đó.
2. Bố cục đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học Đoạn văn Mở đầu
Giới thiệu nhân vật và nêu ý kiến khái quát về nhân vật. nêu tình cảm, cảm xúc về một Triển khai
Nêu những điều ấn tượng về nhân vật nhân vật
và cảm xúc của em về nhân vật đó. trong văn học gồm: Kết thúc
Đánh giá về nhân vật và khẳng định
lại tình cảm, cảm xúc của em.
3. Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học
- Các ý trong đoạn cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định: mở đầu, triển khai, kết thúc.
- Người viết cần thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thật, nhẹ nhàng, phù hợp với nội
dung và tình tiết có trong câu chuyện. Thông tin về nhân vật được chọn lọc kĩ, thể
hiện đúng đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm.
- Tình cảm, cảm xúc của người viết phải được nêu cụ thể. 4
Chuyên đề Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết lớp 4
6
3 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Chuyên đề Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết lớp 4 chương trình sách mới nhằm hướng dẫn chi tiết cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết lớp 4 (khái niệm, lưu ý, dàn ý các dạng, các bài văn mẫu) có trong chương trình Tiếng Việt lớp 4.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(6 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)