VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Nhận diện đoạn văn nêu ý kiến
Dàn ý cho đoạn văn nêu ý kiến
Một số đoạn văn nêu ý kiến tham khảo
Thực hành viết
I. Nhận diện đoạn văn nêu ý kiến 1. Khái niệm
Viết đoạn văn nêu ý kiến là nêu ý kiến về một câu chuyện, nêu rõ mình
thích hoặc không thích câu chuyện đó và nêu rõ lí do.
2. Bố cục đoạn văn nêu ý kiến Mở đầu
Giới thiệu tên câu chuyện và nêu ý kiến chung về câu chuyện. Đoạn văn nêu ý kiến Triển khai
Nêu một hoặc một số lí do yêu thích
hoặc không yêu thích câu chuyện. Kết thúc
Khẳng định lại ý kiến đã nêu về câu chuyện.
3. Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến
Mở đầu: Đoạn văn thường mở đầu bằng lời khẳng định sự
yêu thích đối với câu chuyện. Về cách sắp xếp ý:
Kết thúc: khẳng định một lần nữa sự yêu thích đối với câu
chuyện, hoặc một câu gói lại những cảm xúc, những ý đã triển khai ở trên.
Yêu thích chi tiết, sự việc nào? Về cách nêu lí
Yêu thích nhân vật nào? Vì sao? do yêu thích
Cách kết thúc của câu chuyện có phù hợp với mong câu chuyện:
muốn của người đọc, người nghe không?
Nêu những dẫn chứng cụ thể.
Các câu văn nên viết liên tục, không xuống dòng. Câu Về cách trình
đầu tiên viết lùi đầu dòng. bày đoạn văn:
Trong đoạn văn cần có những từ ngữ, câu văn bộc lộ rõ
tình cảm cảm xúc, đối với câu chuyện.
II. Dàn ý cho đoạn văn nêu ý kiến 1
Lựa chọn câu chuyện (theo yêu cầu của đề bài) Bối cảnh Nhân vật Chuẩn bị Nhớ lại câu chuyện: Diễn biến Yêu thích / không
Nêu ý kiến của bản thân về yêu thích câu chuyện: Nêu rõ lí do.
1. Dàn ý cho đoạn văn nêu ý kiến Mở đầu
Giới thiệu tên câu chuyện và nêu ý
kiến chung về câu chuyện. Dàn ý cho
Nêu một hoặc một số lí do yêu thích đoạn văn Triển khai
hoặc không yêu thích câu chuyện, nêu ý kiến
chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc
hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện. Kết thúc
Khẳng định lại ý kiến đã nêu về câu chuyện.
2. Một số dàn ý cho đoạn văn nêu ý kiến
Dàn ý cho đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình
mà em đã đọc hoặc đã nghe (Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức).
- Mở đầu: Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện “Bó đũa”. Đó là
câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình.
- Triển khai: Nêu các lí do em yêu thích câu chuyện:
+ Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận,
yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con
rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu
thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho
các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi
thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau.
+ Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận
vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. 2
+ Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc
một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình.
- Kết thúc: Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.
Dàn ý cho đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà
em đã đọc hoặc đã nghe (Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức).
- Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện “Rùa và Thỏ” và nêu ý kiến chung đây là câu
chuyện viết về các con vật.
- Triển khai: Nêu lí do em yêu thích câu chuyện:
+ Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đưa giữa Thỏ và Rùa. Thỏ kiêu căng, ngạo mạn,
chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin. Cuối cùng Rùa đã thắng thỏ.
+ Em rất ấn tượng về cách kể sinh động, biến con vật thành có suy nghĩ, hành
động, nói năng như con người.
- Kết thúc: Câu chuyện đã để lại cho em nhiều bài học quý giá: Trong cuộc sống,
không được chủ quan, kiêu ngạo. “Kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công.”
III. Một số đoạn văn nêu ý kiến tham khảo
Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà
em đã đọc hoặc đã nghe (Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức).
Trong những câu chuyện mà em đã đọc, câu chuyện “Bó đũa” để lại trong
em ấn tượng sâu sắc nhất về sức mạnh của tinh thần đoàn kết và tình yêu thương
trong gia đình. Câu chuyện vẽ ra trong tâm trí em hình ảnh một gia đình ngập tràn
yêu thương và hạnh phúc khi các thành viên trong gia đình gắn bó, đoàn kết. Điều
đó làm em cảm thấy yêu đình mình hơn. Người cha già nhân hậu, tốt bụng trong
câu chuyện thật tinh tế và thấu hiểu biết bao! Ông dạy cho các bài học sống hòa
thuận với nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhờ có nhân vật này mà tình cảm của
các anh em đã được gắn kết. Chi tiết người cha thong thả bẻ từng chiếc đũa trước
sự ngỡ ngàng của những người con để lại cho em sự cảm phục sâu sắc. Ông đã
khéo léo so sánh mỗi người con giống như một chiếc đũa. Nếu chia lẻ ra thì yếu
còn hợp lại thì mạnh. Câu chuyện đã khiến em rất cảm động và học được một bài
học quý giá về tình cảm gia đình. Đó là hãy đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp
đỡ anh chị em trong gia đình. Em mong tất cả các bạn nhỏ sẽ đều đọc được câu
chuyện này và trở thành những người con ngoan, trò giỏi. 3
Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã
đọc hoặc đã nghe (Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức).
“Rùa và Thỏ” là câu chuyện kể về các con vật mà em rất yêu thích. Cũng
như tên gọi của mình, câu chuyện kể về hai nhân vật chính là chú Rùa và chú Thỏ.
Mở đầu câu chuyện là cảnh chú Rùa chăm chỉ tập chạy bộ mặc sự tò mò, soi xét
của các con vật khác. Mọi chuyện vẫn bình yên cho đến khi một chú Thỏ đi qua
buông lời trêu ghẹo Rùa. Thế là, Rùa đã thách Thỏ chạy đua với mình. Khi cuộc
đua diễn ra, Rùa chăm chỉ, cố gắng chạy liên tục không ngừng nghỉ. Còn Thỏ thì
lười biếng, hết hái hoa ngắt cỏ lại nằm ngủ nên cuối cùng đã thua Rùa một cách
xấu hổ ê chề. Kết cục đó của câu chuyện đã nhắn nhủ tới người đọc bài học ý
nghĩa. Rằng chớ có chủ quan, khinh địch. Lúc nào cũng cần tập trung và cố gắng
hết sức với mục tiêu mà mình đặt ra. Bài học đó, lúc nào em cũng ghi nhớ và xem
là kim chỉ nam cho việc học tập của mình. Chính bởi ý nghĩa thiết thực và bài học
có tính ứng dụng cao như thế, mà “Rùa và Thỏ” luôn là câu chuyện mà em yêu thích nhất.
Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
(Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức).
Trong những câu chuyện em được đọc và nghe, thì câu chuyện “Ba nàng
công chúa” là câu chuyện em yêu thích nhất. Câu chuyện kể về ba người con gái
của nhà vua San-ta. Năm đó, đất nước đối mặt với giặc ngoại xâm hùng mạnh,
trong lúc ấy nhà vua tuổi đã cao, sức yếu không thể dẫn quân chống trả. Thấy tình
hình bất ổn, ba cô công chúa đã xin cha được ra trận nhưng bị ông từ chối. Bởi ông
cho rằng ba cô con gái nhỏ mảnh mai của mình không thể làm gì được. Tuy nhiên,
với tấm lòng yêu thương con dân, đất nước và sự dũng cảm, ba cô gái đã lẳng lặng
từ biệt cha, đi đến nơi bị giặc bao vây. Mỗi cô công chúa với một tài năng thần kì,
đã lần lượt phối hợp với nhau để lung lay ý chí của giặc. Cô chị cả thì hát nhạc dân
vũ khiến quân lính say sưa lắng nghe quên cả đánh nhau. Cô em út thì kể chuyện
về những người mẹ già, người vợ trẻ và con thơ đang chờ đợi ở nhà, khiến quân
lính nhớ quê, bỏ lại tất cả để trở về. Cuối cùng, cô chị thứ hai xuất hiện, dùng bút
vẽ nên hàng đoàn xe ngựa nối đuôi nhau có cả lương thực đầy ắp, đưa binh lính trở
về quê hương của mình. Những chi tiết thần kì ấy đã làm tăng sự hấp dẫn và thú vị
cho câu chuyện. Nhưng hơn hết, sức mạnh đoàn kết và sự dũng cảm, tinh thần bao
dung với những người biết sửa sai trong câu chuyện, mới là điều khiến em yêu
thích câu chuyện “Ba nàng công chúa” đến vậy. 4
Chuyên đề Viết đoạn văn nêu ý kiến lớp 4
6
3 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Chuyên đề Viết đoạn văn nêu ý kiến lớp 4 chương trình sách mới nhằm hướng dẫn chi tiết cách viết đoạn văn nêu ý kiến lớp 4 (khái niệm, lưu ý, dàn ý các dạng, các bài văn mẫu) có trong chương trình Tiếng Việt lớp 4.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(6 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)