Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (đề 9)

581 291 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(581 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 9
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Ông Yết Kiêu” (trang 101) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã
thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan như thế nào?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
HẠNH PHÚC LÀ CHO ĐI
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư
này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh
viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học trò.
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho
rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có
lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Cậu sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc
người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy trò mình cùng trốn
vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta khi không tìm thấy đôi giày thế nào!”.
Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những
người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân. Em là một sinh viên khá giả,


em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này
đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày và chờ xem phản ứng ông ta ra sao”.
Cậu sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến
nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân
vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống
xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền.
Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn
đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kĩ. Sau đó, ông nhìn khắp
xung quanh nhưng chẳng thấy ai.
Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn
lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy
đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày.
Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quỳ xuống, ngước mặt
lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn
tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình
ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Cậu sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên
tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?”.
Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ
không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà
trước đây em không hiểu: “Cho đi còn hạnh phúc hơn nhận về””.

(Sưu tầm)
Câu 1. Ban đầu, cậu sinh viên định làm gì với đôi giày cũ của người nông dân? (0,5 điểm)
A. Lấy cắp đôi giày của người nông dân.
B. Đặt vào mỗi chiếc giày một đồng tiền.
C. Giấu đôi giày của người nông dân đi xem phản ứng của ông như thế nào.
D. Cắt đôi giày của người nông dân.
Câu 2. Sau lời khuyên của vị giáo sư, cậu sinh viên đã làm gì với đôi giày cũ
của người nông dân? (0,5 điểm)
A. Đặt vào mỗi chiếc giày một cái bánh.
B. Đặt vào mỗi chiếc giày một đồng tiền.
C. Đổi cho người nông dân một đôi giày mới.
D. Giấu đôi giày của người nông dân đi xem phản ứng của ông như thế nào.
Câu 3. Tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên? (0,5 điểm)
A. Hạnh phúc là khi ta biết cho đi, khi ta biết chia sẻ với những người khó khăn, vất vả.
B. Hãy giúp đỡ mọi người bất cứ khi nào có thể.
C. Đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân.


D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Em hãy tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Ngoài đồng, những đám kê mới gieo đã lên xanh mướt. Trên bờ suối, nấm
mọc chi chít. Trên những thân gỗ mục, mộc nhĩ xoè ra như những vành tai đang
lắng nghe. Dây gấc leo khắp nơi, quả chín đỏ rực. Những giàn lạc tiên dăng dăng
trên các bụi rậm, từ những chùm hoa và quả bay lên một mùi thơm ngọt ngào. Đâu
đâu cũng thấy dấu hiệu của sự sung túc. (Theo Vũ Hùng)
.................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy tìm chủ ngữ của các câu sau: (1 điểm)
a) Nghe bố nói, tôi òa khóc như khi bị đòn oan.
.................................................................................................................................
b) Bà vừa vớt bánh chưng vừa nướng chả trên đống than đỏ rực.
.................................................................................................................................
Câu 6. Dựa vào bức tranh sau, em hãy chỉ ra động từ phù hợp và đặt câu với
động từ đó: (1 điểm)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


zalo Nhắn tin Zalo