Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (đề 5)

763 382 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi Cuối kì 1
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(763 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 5
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Sáng tháng Năm,” (trang 89) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Hai dòng thơ cuối bài khẳng định điều gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
BA CON BÚP BÊ ĐẦU TIÊN
Ngày đó, gia đình tôi còn rất nghèo. Ba làm thợ mộc, mẹ làm ở vườn ươm,
nuôi anh trai tôi đi học và tôi – một con bé lên năm tuổi.
Anh em tôi không có nhiều đồ chơi: vài mẩu đồ gỗ ba cho để xếp hình, mấy
lọn tơ rối làm tóc giả để chơi biểu diễn thời trang mẹ xin ở xưởng. Hôm nào mà ba
mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà
nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi
cũng mong ước có được một con búp bê như thế. Một hôm cha tôi bảo:
– Hôm nay là ngày Nô-en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già
Nô-en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật.
Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở
đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một
đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn


bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi
ra từ em búp bê trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lời như sau: “Bé Giang thân mến!
Dù cháu chỉ xin ông một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên
ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé! Ông già Nô-en”
Mười lăm năm sau, tôi đã lớn khôn, đã trưởng thành. Anh tôi cho tôi biết sự
thật về sự ra đời của những con búp bê.
Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba
ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt
đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cần mẫn chắp những mẩu vải vụn thành bé
búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi…
Những ông già Nô-en của con ơi, con thương mọi người nhiều lắm!
(Theo Nguyễn Thị Trà Giang)
Câu 1. Bạn nhỏ đã nhận được gì? (0,5 điểm)
A. Một con búp bê thật xinh. B. Một gia đình búp bê.
C. Một chiếc tất chứa đầy đồ chơi đẹp.

D. Hai con búp bê.
Câu 2. Ai đã gửi món quà cho bạn nhỏ? (0,5 điểm) A. Bố mẹ. B. Bố, mẹ và anh trai. C. Ông già Nô-en. D. Những ông già Nô-en.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm)
A. Muốn được quà Nô-en hãy cầu nguyện xin ông gia Nô-en.
B. Muốn được quà Nô-en hãy là một người con ngoan hiếu thảo.
C. Thật là hạnh phúc khi được sống trong sự quan tâm, yêu thương của mọi người trong gia đình.
D. Hãy đặt chiếc tất ở đầu giường để nhận được quà từ ông già Nô-en.
Câu 4. Em hãy tìm các danh từ riêng và cho biết đâu là danh từ riêng chỉ tên
địa phương, đâu là danh từ riêng chỉ tên địa danh: (1 điểm)
Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.
.................................................................................................................................
Câu 5. Gạch chân dưới mỗi động từ có trong câu sau: (1 điểm)
Mùa đông, bà tôi thường lấy những mảnh giẻ rách, bao tải cũ lót chỗ cho mèo nằm. (Lê Phương Liên)
Câu 6. Câu sau có bao nhiêu tính từ? Đó là những từ nào? (1 điểm)
Qua những ngọn cỏ ấu nhọn và sắc, tôi thấy màu trời trong xanh. (Tô Hoài)
.................................................................................................................................


Câu 7. Em hãy tìm sự vật được nhân hóa trong khổ thơ sau và cho biết tác giả
nhân hóa bằng cách nào? (1,5 điểm)
Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân. (Trần Đăng Khoa)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
HẠT TÁO ĐÃ NẢY MẦM (trích)
Mỗi sáng cô bé thì thầm trước chậu đất: “Hạt táo đang ngủ, mình sẽ tưới
nước mỗi ngày để hạt táo thức dậy.”. Rồi một buổi sáng, có tiếng reo vui ngoài ban
công của cô bé: “Chào bạn táo!”.
Theo Trương Huỳnh Như Trân
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy tưởng tượng đoạn kết mới cho truyện cổ tích “Sọ dừa”. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm.
Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Hai dòng thơ cuối bài khẳng định: Nhờ có Bác, nhờ Bác tận tâm
mà đất nước nhất định sẽ có hoà bình, độc lập. Quân thù sẽ khiếp sợ trước sự lo
lớn, vĩ đại của Bác. Đất nước sẽ là của chúng ta!


zalo Nhắn tin Zalo