Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (đề 6)

454 227 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(454 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 6
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Trống đồng Đông Sơn” (trang 93) Tiếng Việt
4 Tập 1 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Những hình ảnh về con người và
thiên nhiên trên trống đồng nói lên điều gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người
bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt
tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện
cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào
đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con
đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố
mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều
về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi
hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm
đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người
lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ
hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận…


Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt
đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng
có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng
sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận
lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính
mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng…
…Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng
quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà
vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê
này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm…
(Theo Nguyễn Hoàng Đại)
Câu 1. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “như hình với bóng”? (0,5 điểm) A. Con đê.
B. Đêm trăng thanh gió mát. C. Tết Trung thu. D. Đám trẻ trong làng.
Câu 2. Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn? (0,5 điểm)


A. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu,
nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.
B. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
C. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
D. Vì con đê có cùng thời điểm các bạn nhỏ được sinh ra.
Câu 3. Nội dung bài văn này là gì? (0,5 điểm)
A. Kể về sự đổi mới của quê hương.
B. Tả con đê và những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.
C. Kể về những kỉ niệm ngày đến trường.
D. Kể về những kỉ niệm với đám trẻ mục đồng.
Câu 4. Em hãy tìm các danh từ có trong câu ca dao sau: (1 điểm)
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.
.................................................................................................................................
Câu 5. Gạch chân dưới mỗi động từ có trong khổ thơ sau: (1 điểm) Mưa giăng trên đồng Uốn mềm ngọn lúa Hoa xoan theo gió Rải tím mặt đường. (Nguyễn Bao)
Câu 6. Em hãy xác định tính từ trong câu sau: (1 điểm)
Màu mây xám đã nhường chỗ cho những đám mây trắng phớt xanh như màu men sứ. (Bùi Hiển)
.................................................................................................................................
Câu 7. Em hãy gạch chân vào từ ngữ không cùng loại với các từ còn lại và đặt
câu với từ đó: (1,5 điểm)


a) áo, mũ, nằm, hoa đào, cây cối:
.................................................................................................................................
b) mưa, nắng, lấp lánh, bão, lũ lụt:
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) MẢNH SÂN CHUNG (Trích)
Hai gia đình chung mảnh sân nhỏ bé. Không có nết vạch nào chia đôi cái
sân, nhưng thường mỗi sáng đều thấy cái sân được phân chia khá rõ: Bên nhà
Thuận đã quét sạch phần sân của mình từ sáng sớm, còn nhà Liên thì lá rụng đầy,
mãi đến chiều tối Liên mới quét.
Theo Hoàng Anh Đường
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người thân thiết, gần gũi. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm.
Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng thể
hiện ước mong: con người được sống chan hoà, hạnh phúc trong một cộng đồng,
có công ăn việc làm ổn định (lao động, đánh cá, săn bắn). Không phải chịu sự xâm
lăng của thế lực bên ngoài nào, đồng thời làm chủ thiên nhiên, làm chủ các loài trên lãnh thổ.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo