MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 Mức độ Tổng số Mức 1 Mức 2 Mức 3 câu Điểm Chủ đề/ Bài học Nhận biết Kết nối Vận dụng số TN TL TN TL TN TL TN TL
CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN Một số nét văn hóa và
truyền thống yêu nước, 2 2 0 1,0
cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
Lễ hội Cồng chiêng Tây 2 2 0 1,0 Nguyên. CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ Thiên nhiên vùng Nam 1/2 1/2 0 1 2,0 Bộ
Dân cư và hoạt động sản 1 2 3 0 1,5 xuất ở vùng Nam Bộ Một số nét văn hóa và
truyền thống yêu nước, 3 3 0 1,5 cách mạng ở vùng Nam Bộ Thành phố Hồ Chí Minh 2 1 3 0 1,5 Địa đạo Củ Chi 1 1 1 1 1,5 Tổng số câu hỏi 10 1 4 1/2 0 1/2 14 2 10,0 Điểm số 5,0 1,0 2,0 1,0 0 1,0 7,0 3,0 10,0 Tổng số điểm 6,0 3,0 1,0 10,0 10,0 Tỉ lệ % 60% 30% 10% 100% 100%
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 - NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên được may bằng chất liệu gì? A. Thổ cẩm. B. Lụa tơ tằm. C. Vải bông. D. Vải sợi tổng hợp.
Câu 2. Người anh hùng nào của Tây Nguyên đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?
A. Nông Văn Dền. B. N’Trang Lơng. C. Đinh Núp. D. La Văn Cầu.
Câu 3. Những dân tộc nào là chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên?
A. Kinh, Thái, Tày, Mường, Thổ,…
B. Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng,…
C. Chăm, Thái, Mông, Dao, Kinh,…
D. Hoa, Lô Lô, Hà Nhì, Kinh, Nùng,…
Câu 4. Đồng bào Tây Nguyên không sử dụng cồng chiêng trong nghi lễ truyền thống nào sau đây? A. Lễ mừng lúa mới.
B. Lễ cúng sức khỏe voi. C. Lễ hội té nước. D. Lễ Trưởng thành.
Câu 5. Tại vùng Nam Bộ, các hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực nào? A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nam Bộ. C. Đồng Tháp Mười.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 6. Phân bố dân cư ở vùng Nam Bộ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Chỉ tập trung đông ở Đông Nam Bộ.
B. Tập trung đông ở dải đất ven sông Đồng Nai.
C. Phân bố đều khắp ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
D. Tập trung đông ở các đô thị, dải đất ven sông Tiền, sông Hậu.
Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho Nam Bộ trở thành vùng nuôi
trồng thuỷ sản lớn nhất nước ta?
A. Nhiều vùng đất ngập nước.
B. Vùng trồng lúa gạo nhiều nhất cả nước.
C. Người dân giàu kinh nghiệm và năng động.
D. Vùng biển rộng, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 8. Địa danh nào sau đây không thuộc vùng Nam Bộ?
A. Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).
B. Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang).
C. Chợ Y Tý Bát Xát (Lào Cai).
D. Chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long).
Câu 9. Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là
A. áo chui đầu, váy tấm. B. áo bà ba và khăn rằn.
C. áo tứ thân và nón quai thao. D. áo mớ ba, mớ bảy.
Câu 10. Người anh hùng nào của đất Nam Bộ đã được nhân dân suy tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên soái”? A. Nguyễn Quyền. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Trương Định.
Câu 11. Trước năm 1976, Thành phố Hồ Chí Minh có những tên gọi khác như:
A. Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn.
B. Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Sài Gòn.
C. Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn, Kẻ Chợ.
D. Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Tân Bình.
Câu 12. Ngày 5-6-1911, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin đưa người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành rời địa danh nào dưới đây để đến cảng Mác-xây (Pháp)? A. Bến Nghé. B. Sông Nhà Bè.
C. Bến Nhà Rồng. D. Huyện Nhà Bè.
Câu 13. Nhân vật lịch sử nào dưới đây gắn liền với sự thành lập phủ Gia Định? A. Đào Duy Từ. B. Nguyễn Hữu Cảnh
C. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
D. Chúa Nguyễn Phúc Khoát.
Câu 14. Vì sao địa đạo Củ Chi rất khó bị quân địch phát hiện?
A. Xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép và bảo vệ chặt chẽ.
B. Địa đạo có cấu tạo phức tạp, kiên cố, trang bị nhiều vũ khí tối tân.
C. Được nguỵ trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm.
D. Quân dân Nam Bộ thường xuyên được thay đổi địa điểm bố trí địa đạo.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy cho biết môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến
sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. Từ đó đề xuất một số biện pháp để khắc phục khó khăn.
Câu 2 (1,0 điểm). Kể tên một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi. Mô tả một
công trình mà em ấn tượng nhất.
Đề thi cuối kì 2 Lịch sử & Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức - Đề 3
1.4 K
712 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Sử & Địa lớp 4 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử & Địa lí lớp 4.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1424 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)