Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức (Đề 8)

1.2 K 611 lượt tải
Lớp: Lớp 2
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 2.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1222 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Tài liệu bộ mới nhất

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 8
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối
Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa
cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không
xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt
đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm
lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa,
giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu
dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.


Câu 1: Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (0,5 điểm) A. Bầu trời xanh biếc
B. Đàn trâu vàng đang gặm cỏ
C. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về .
Câu 2: Bài văn tả cái gì? (0,5 điểm)
A. Tuổi thơ của tác giả. B. Tả cây đa.
C. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
Câu 3: “Ngọn chót vót giữa trời xanh” thuộc kiểu câu nào? (0,5 điểm) A. Như thế nào? B. Vì sao C. Ai làm gì?
Câu 4: Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? (0,5 điểm)
A. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây
B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn
chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
C. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình.
Câu 5: Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa? (0,5 điểm)
A. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.
B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài.
C. Cành cây lớn hơn cột đình.
Câu 6: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu. (1 điểm)


Câu 7: Điền dấu câu thích hợp và mỗi chỗ trống (1 điểm)
Một hôm ( ) trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ ( )
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
Câu 8: Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………… ….
……………………………………………………………………………………… ….
Câu 9: Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: (0,5 điểm)
Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết
Khám phá đáy biển ở Trường Sa
Biển ở Trường Sa có những loài cá đẹp rực rỡ và lạ mắt. Từng đàn cá đủ
màu sắc, dày đặc đến hàng trăm con tạo nên một tấm thảm hoa di động. Những vỉa
san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dần dưới đáy biển.
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Em hãy viết 4 – 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.

Gợi ý: 1. Đó là công việc gì ?
2. Em làm việc đó lúc nào ?
3. Em làm việc đó như thế nào ?
4. Lợi ích của việc làm đó?
5. Em cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó ? GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C B A B A Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm
Câu 6. (1 điểm)
Câu 7. (1 điểm)
Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ.
Câu 8. (1 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo