Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo (Đề 9)

1.4 K 706 lượt tải
Lớp: Lớp 3
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


  • Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 3.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1412 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 9
PHÒNG GD & ĐT ……………….…..…
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………..…
NĂM HỌC: ……………….
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối
Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3.
- Giáo viên cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn trong các phiếu đọc. Đảm bảo
đúng tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/ phút.
- Dựa vào nội dung bài đọc. Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm bài thơ sau: SÔNG HƯƠNG
Từ xưa, người Huế đã dành những lời thơ đẹp nhất, tình cảm sâu đậm nhất cho dòng sông quê hương.
Người ta kể rằng, xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương
dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên là thạch xương bồ.
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều
có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc
độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non
của những bãi ngô, thảm cỏ,...
Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay
chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.


Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí
thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho
thành phố một vẻ êm đềm. (Theo CỬU THỌ)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc
làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.
Câu 1: Sông Hương thuộc thành phố nào của nước ta? (0,5 điểm) A. Thành phố Hà Nội.
B. Thành phố Hồ Chí Minh. C. Thành phố Huế. D. Thành phố Đà Nẵng.
Câu 2: Vì sao dòng sông được đặt tên là sông Hương? (0,5 điểm)
A. Vì xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên mùi dìu dịu của cây thạch xương bồ.
B. Vì người Huế muốn dùng tên ấy để thể hiện tình yêu với dòng sông quê hương.
C. Vì lúc nào dòng nước ở đây cũng thoảng lên mùi hương dìu dịu của cây thạch xương bồ.
D. Vì dòng sông ở gần một làng hương.
Câu 3: Câu mở đầu đoạn 3 gọi sông Hương là gì? (0,5 điểm)


A. Sông Hương là một đường trăng lung linh dát vàng.
B. Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài.
C. Sông Hương là một dải lụa đào.
D. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
Câu 4: Sông Hương tạo ra những thay đổi nào cho phố phường xung quanh? (0,5 điểm)
A. Không khí thành phố trở nên trong lành.
B. Làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa.
C. Tạo cho thành phố một vẻ êm đềm. D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. (Viết câu trả lời của em) (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………… ………
Câu 6: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” trong câu: (0,5 điểm)
Thành phố đón tôi bằng một cơn mưa rào bất chợt.
Câu 7: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau: (0,5 điểm)
a. Ông em … bố em … chú em đều là thợ mỏ.
b. Chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà … Trái Đất.
Câu 8: Điền từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm để hoàn thành các câu sau: (0,5 điểm)
a. Gần mực thì ..……., gần đèn thì sáng.
b. Lá lành đùm lá ……… .
Câu 9: Em hãy đặt một câu ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương. (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………… ………
Câu 10: Tìm và viết lại một câu trong bài đọc có hình ảnh so sánh. (0,5 điểm)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Nhạn biển
Nhạn biển há mỏ nhận con tép mẹ mớm cho. Tép mang vị mặn, mang sức biển
truyền cho nhạn, nó lớn nhanh như thổi. Một ngày kia, nó đã một mình đứng bên bờ
biển ào ạt sóng gió nhìn trời xa xăm. Trời biển mênh mông không bờ. Và đôi cánh lần
đầu tiên trong đời xoè ra, đón ngọn gió đầu tiên, lao vút lên không trung. Theo Nguyễn Phan Hách
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc
trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam. Gợi ý:
- Giới thiệu về cảnh đẹp đó: Cảnh đẹp đó là gì? Nằm ở đâu?
- Miêu tả chung về cảnh đẹp: Khung cảnh, không gian, thời tiết, cảnh vật, con người, …
- Kỉ niệm của em với cảnh đẹp đó.
- Tình cảm của em dành cho cảnh đẹp đó: Cảm nhận về cảnh vật, tình cảm với con người nơi đây. GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo