Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều (Đề 8)

77 39 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận, bảng đặc tả và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 12 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(77 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Chị không thể nhớ được, mình đã đưa người đàn ông ấy qua lại trên
cái bến sông này bao nhiều lần rồi. Đó là người đàn ông có dáng cao to,
khuôn mặt khá đẹp và trông rất phúc hậu nhưng bị cụt mất một chân, cụt
phải đến sát về. Hằng năm, đều đặn, cứ vào mùa hè thì anh từ thành phố
về và lại nhích từng bước khó nhọc cùng với cây nạng gỗ, bước xuống cái
dốc thoai thoải trước khi nhờ chị giúp đỡ để lên thuyền.
Chị nhớ, hình như lần đầu anh chưa quen, mà ngày hôm trước trời
lại mưa, con dốc ở bến sông hơi trơn, cây nạng gỗ không chống đỡ nổi và
anh đã trượt chân, người lăn dài xuống tận mép nước, làm chiếc áo dính
đầy bùn đất. Chị đã giúp anh gột hết bùn trên áo rồi đưa anh sang sông.
Họ làm quen từ đó và được biết anh vốn là bộ đội hồi chiến tranh,
có giai đoạn đã chiến đấu tại quê của chị. Theo anh kể, ngày xưa, anh có
yêu một người con gái là một nữ du kích xã. Hai người đã hứa với nhau,
ngày hoà bình sẽ tìm đến nhau để thành vợ thành chồng. Dù bị mất một
chân ở chiến trường, nhưng cuối năm một chín bảy lăm, khi đất nước
thống nhất mới được vài tháng, anh đã tìm đến chốn xưa. Song, cô gái
không còn nữa, trên bàn thờ chị chỉ còn chiếc lược bằng mảnh xác máy
bay do anh tự tay làm lấy và tặng chị năm nào. Rồi anh bùi ngùi ra đi, và
sau đó, khi có gia đình cũng như việc làm dưới thành phố, thỉnh thoảng
vài năm đúng vào mùa hè, anh lại tìm về để thắp hương cho chị.
Đàn bà đôi lúc bực bội, cho rằng đàn ông thường bội bạc. Người
phụ nữ lái đò không tin điều đó. Chị biết có rất nhiều người tốt, và anh là
một trong những người như thế. Chị tin chồng chị cũng như thế.
Ngày ngày, ngồi trên chiếc thuyền nhỏ đưa khách sang sông, chị hay
nhìn lên con dốc. Chị ước gì một ngày nào đó chồng chị sẽ xuất hiện, dù
anh có cụt tay, cụt chân đi nữa cũng không sao, chỉ cần anh trở về. Chị
sẽ chạy vụt tới ôm chầm lấy anh.
Chồng chị vốn là nông dân nhưng cũng có thân hình cao lớn như
người khách kia, chỉ tội da đen hơn. Ngày xưa anh cũng là du kích, sau
đó được rút lên bộ đội chủ lực của tỉnh. Chị và hai đứa con bị địch bắt
vào khu đồn cho đến ngày chiến tranh kết thúc. Chị và hai đứa con đã
chờ, song chung quanh, làng trên, xóm dưới các gia đình có người ra
trận đã về. Riêng gia đình chị thì không. Ai cũng trả lời chị là anh bị mất
tích trong một trận ở tận vùng Giấy báo tử, bằng Tổ quốc ghi công đã
được gửi về. Nhưng chị không tin anh chết. Theo chi mất tích không hẳn
là chết, vì nếu đã chết thì thế nào anh cũng báo mộng cho chị hoặc cho hai con.
Từ ngày gặp anh thương binh cụt chân, ở chị, niềm tin chồng mình
sẽ về càng lớn hơn. Anh ấy đã nói với chị rằng, nếu còn sống chồng chị
nhất định sẽ tìm về. Rồi có lần anh còn lấy bút ra, ghi tên tuổi của chồng
chị và hứa về thành phố sẽ nhờ các cơ quan tìm giúp. Chị biết anh nói thật và chờ...
Thời gian trôi đi, hai đứa con của chị đã lớn, đã lấy vợ, lấy chồng.
Tóc chị đã bạc. Tóc của người thương binh thỉnh thoảng đi nhờ đò của
chị cũng bắt đầu nhuốm bạc.
Nhưng hai năm nay, không rõ vì lí do gì, người thương binh chưa
trở lại. Tin về chồng chị, vẫn vậy, vẫn chưa có,
Chiều nay đang mùa hè nhưng trời lại đổ mưa dầm. Thụng thịnh
trong chiếc áo tơi, ngồi ở đầu thuyền chờ khách, lòng chị bỗng rộn lên
niềm vui. Trên con dốc thoai thoải phía bên kia sông, có một người đàn
ông cao lớn trong chiếc áo mưa màu rêu đang chầm chậm bước xuống.
Chị vội vã chèo thuyền sang. Nhưng rồi lòng chị chợt se lại. Chị biết
mình lại phải chờ, người khách xuống bến không phải chồng chị, cũng
không phải anh thương binh với chiếc nạng gỗ mà là một chàng trai còn
rất trẻ, người của làng chị, vừa hết hạn thi hành nghĩa vụ, trở về quê.
(Bến đợi, Hoàng Nhật Tuyên, Tạp chí Non nước, 2016)
Câu 1 (1,0 điểm): Tìm một chi tiết thể hiện lối sống ân tình, thuỷ chung của anh thương binh.
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể trong văn bản.
Câu 3 (1,0 điểm): Cho biết ý nghĩa nhan đề của văn bản.
Câu 4 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của những yếu tố thời gian trong
đoạn trích từ: “Từ ngày gặp anh thương binh cụt chân” cho đến “một
chàng trai còn rất trẻ, người của làng chị, vừa hết hạn thi hành nghĩa vụ, trở về quê”.
Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra ít nhất một điểm tương đồng và điểm khác biệt
về nội dung giữa văn bản Bến đợi và một văn bản khác cũng nói về sự
chờ đợi mà anh/ chị từng đọc.
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích và so sánh yếu tố kì ảo
trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ với truyện cổ tích Thạch Sanh. HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
Chi tiết thể hiện lối sống ân tình, thuỷ chung của anh
thương binh: học sinh có thể chỉ ra bất cứ chi tiết nào
trong văn bản, miễn hợp lí. Gợi ý: khi có gia đình 1 1,0 điểm
cũng như việc làm dưới thành phố, thỉnh thoảng vài
năm đúng vào mùa hè, anh lại tìm về để thắp hương cho người yêu cũ. 2
Ngôi kể trong văn bản: ngôi thứ ba. 1,0 điểm 3
Ý nghĩa nhan đề của văn bản: nhan đề Bến đợi, một 1,0 điểm
mặt gợi đến công việc chèo thuyền của nhân vật chị,
mặt khác là hình ảnh ẩn dụ tô đậm lòng chung thuỷ, sự
chờ đợi mà nhân vật chị dành cho chồng suốt bao năm trời.
Phân tích tác dụng của những yếu tố thời gian trong
đoạn trích từ: “Từ ngày gặp anh thương binh cụt
chân” cho đến “một chàng trai còn rất trẻ, người của
làng chị, vừa hết hạn thi hành nghĩa vụ, trở về quê”:
- Những yếu tố thời gian: từ ngày gặp anh thương binh 4 1,0 điểm
cụt chân, thời gian trôi đi, hai năm nay, chiều nay.
- Tác dụng: tạo bối cảnh thời gian cho câu chuyện,
giúp truyện được kế theo mạch thời gian; góp phần
khẳng định sự chờ đợi bền bỉ theo năm tháng của nhân vật chị.
HS chỉ ra ít nhất một điểm tương đồng và điểm khác
biệt về nội dung giữa văn bản Bến đợi và một văn bản
khác cũng nói về sự chờ đợi mà mình từng đọc. Ví dụ:
có thể lựa chọn truyện dân gian Sự tích hòn Vọng Phu
và chỉ ra nét chung, nét riêng của hai văn bản như sau: 5
- Điểm tương đồng: đều nói về sự thuỷ chung, son sắt. 1,0 điểm
- Điểm khác biệt: nhân vật chính trong truyện Bến đợi
chờ người chồng đi lính trở về còn nhân vật chính
trong Sự tích hòn Vọng Phu đợi chờ người chồng bỏ
đi biệt xứ sau khi biết hoàn cảnh éo le của mình (hai
vợ chồng thực chất là hai anh em).
Phần 2: Viết (5.0 điểm) Câu Đáp án Điểm


zalo Nhắn tin Zalo