PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỀ THI HỌC KÌ I
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 3
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi BÀI THUYẾT GIẢNG
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc
sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt
động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.
Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe
nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những
bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.
Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà
một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lí do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị
giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư
ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn
những ngọn lửa nhảy múa.
Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang
cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế,
vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ
dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa
nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người
khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa.
Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm
của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:
- Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần
sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.
(Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào? A. Tùy bút B. Tản văn C. Truyện ngắn D. Truyện dân gian
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3: Hình ảnh “cục than” là hình ảnh: A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 4: Nghĩa của từ “thuyết giảng” trong văn bản được hiểu như thế nào?
A. Nói, chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về một vấn đề
B. Trình bày, giảng giải về một vấn đề
C. Trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người
D. Giải thích rõ ràng về một vấn đề cho người khác nghe
Câu 5: Trước khi vị giáo sư đến thăm nhà, cậu bé là người như thế nào?
A. Cậu bé là người ham chơi, phá phách
B. Cậu bé là người hòa đồng, thân thiện
C. Cậu bé là người có lối sống khép kín, cá nhân và cô độc
D. Cậu bé là người ích kỉ, không muốn chơi với bất kì ai
Câu 6: Vị giáo sư đã thuyết giảng cậu bé bằng cách nào?
A. Lấy kẹp nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi.
Được một thời gian, khi cục than đã tắt, ông đặt lại nó vào lò sưởi và nó lại cháy
B. Lấy kẹp những mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi. Đợi
một thời gian thì đem lại vào lò sưởi đun tiếp lần nữa
C. Lấy kẹp nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi.
Được một thời gian, lại đem vào lò đốt tiếp sao cho thành tro bụi
D. Lấy kẹp những mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi. Đợi
khoảng nửa ngày, khi cục than đã tắt, ông đặt lại nó vào lò sưởi và nó lại cháy
Câu 7: Theo em, cậu bé đã nhận ra được bài học thuyết giảng nào từ vị giáo sư?
A. Bài học về sự tôn trọng
B. Bài học về sự khiêm tốn
C. Bài học về sự hòa nhập
D. Bài học về sự kiên trì
Câu 8: Có bao nhiêu phó từ được sử dụng trong đoạn văn “Cậu bé cũng im lặng
quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một
vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và
không còn sức sống.”? A. 4 phó từ B. 5 phó từ C. 6 phó từ D. 7 phó từ
Câu 9: Viết lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên mà em tâm đắc nhất.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An trong văn bản “Đi lấy mật” trích
“Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Câu Đáp án Điểm
Câu 1 C. Truyện ngắn 0,5 điểm Câu 2 B. Tự sự 0,5 điểm Câu 3 C. Ẩn dụ 0,5 điểm
Câu 4 B. Trình bày, giảng giải về một vấn đề 0,5 điểm
Câu 5 C. Cậu bé là người có lối sống khép kín, cá nhân và cô độc 0,5 điểm
A. Lấy kẹp nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt
Câu 6 bên cạnh lò sưởi. Được một thời gian, khi cục than đã tắt, ông 0,5 điểm
đặt lại nó vào lò sưởi và nó lại cháy
Câu 7 C. Bài học về sự hòa nhập 0,5 điểm Câu 8 B. 5 phó từ 0,5 điểm
HS viết lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên mà em tâm đắc nhất.
Ví dụ: Khi sống đơn độc, lẻ loi, tách khỏi tập thể, cộng đồng,
cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt. Chỉ khi hòa mình vào với Câu 9 2 điểm
mọi người để cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới
tìm thấy niềm vui, phát huy được năng lực, sở trường, sức
mạnh của chính mình, mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa.
Phần 2: Viết (4 điểm) Câu Đáp án Điểm
Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
769
385 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa học kì 1 môn Ngữ Văn 7 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(769 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)