Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 10)

1.3 K 670 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Giữa kì 1
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1339 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 10
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Những trang sách tuổi thơ” (trang 54) Tiếng
Việt 4 Tập 1 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài đọc cố gắng
học chữ để làm gì, kết quả thế nào?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con
trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết
làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú
học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai
mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa
gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học
thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng
sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn
là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của
chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú


làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt, văn
hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng
khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. (Theo Trinh Đường)
Câu 1. Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? (0,5 điểm)
A. Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng.
B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.
C. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó.
Câu 2. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? (0,5 điểm)
A. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh.
B. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều.
C. Vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều.
D. Vì chú làm diều rất đẹp.
Câu 3. Nội dung bài nói lên điều gì? (0,5 điểm)
A. Ca ngợi Nguyễn Hiền có tấm lòng hiếu thảo, thương cha mẹ nghèo khó nên đã nghỉ học từ nhỏ.
B. Ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên
khi mới mười ba tuổi, đó là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của lịch sử nước ta.


C. Ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên
khi mới mười một tuổi, đó là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của lịch sử nước ta.
D. Ca ngợi Nguyễn Hiền thả diều giỏi và có tài làm diều.
Câu 4. Một số danh từ riêng trong đoạn thơ dưới đây chưa được viết hoa,
em hãy viết lại cho đúng: (1 điểm) Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo giàng
Nhớ sông lô, nhớ phố ràng
Nhớ từ cao – lạng nhớ sang Nhị Hà...
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Trong cơn mưa đá, một viên nước đá lóng lánh như kim cương rơi xuống
ven suối. Dòng sông trông thấy, liền vui vẻ nói:
Chào bạn, mời bạn cùng đi với mình để ra sông, về biển! (Dương Văn Thoa)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 6. Đâu là sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau và chúng được
nhân hóa bằng cách nào? (1 điểm) Ơi ông trăng sáng Ông đứng trên trời Thấy xe bố cháu

Chạy đến đâu rồi? (Phạm Hổ)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 7. Em hãy tìm 6 danh từ có trong đoạn văn sau: (1,5 điểm)
Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền
trời chi chít sao. Rồi trăng không còn khuyết mà tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu.
(Huỳnh Thị Thu Hương)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) TRƯỚC NGÀY XA QUÊ (Trích)
Buổi chia tay kéo dài mãi đến khi trời tối mịt. Chúng tôi còn muốn ngồi
với nhau nữa nhưng thầy nhắc các bạn phải về để mai tôi lên đường sớm. Tôi
muốn nói điều gì đó với thầy và các bạn nhưng không sao nói nổi. Vậy là tôi
phải xa quê, nơi tôi đã từng đội nắng đội gió mà lớn lên với tình thương yêu vô hạn. (Theo Kao Sơn)
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả cây bằng lăng mà em yêu thích. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo