Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 4)

25 13 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(25 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Lên rẫy” (trang 24) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nghĩ gì về bạn nhò trong bài thơ?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: ĐI XE NGỰA
Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh
là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con
ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và
khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó
chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua
mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như
lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền.
Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi
thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm
nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng
đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi... Cầm được dây
cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm.
Theo Nguyễn Quang Sáng


Câu 1. Câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ
thương.” miêu tả đặc điểm của con ngựa nào? (0,5 điểm) A. Con Ô B. Con Cú C. Cả con Ô và con Cú
D. Con của con Ô và con Cú
Câu 2. Vì sao tác giả rất thích thú khi ngồi xe ngựa của anh Hoàng? (0,5 điểm)
A. Vì xe ngựa của anh Hoàng thường phát nhạc nghe rất vui tai.
B. Vì tác giả yêu thích hai con ngựa, mỗi lần về quê anh Hoàng thường cho đi nhờ không lấy tiền.
C. Ngồi xe ngựa, thỉnh thoảng anh Hoàng còn cho cầm dây cương, rất thú vị. D. Cả B và C.
Câu 3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)
A. Nói về hai con ngựa kéo xe khách.
B. Nói về một chuyến đi.
C. Nói về cái thú đi xe ngựa.
D. Nói về cách thuần dưỡng ngựa.
Câu 4. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Các cô cậu học trò nhìn lên trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:


– Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
– Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – Thầy hỏi.
– Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt
nên đứng yên với màu xanh nhạt. (Theo Xu-khôm-lin-xki)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở
trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo.” Đi được
mươi bước, Quý vội reo lên: “Theo tớ, quý nhất phải là vàng...”. Nam vội tiếp
ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì
giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”. (Theo Trịnh Mạnh)
.................................................................................................................................
Câu 6. Nối từ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp: (1 điểm) A B bác sĩ Danh từ chỉ vật bão Danh từ chỉ người ghế
Danh từ chỉ hiện tượng
Câu 7. Gạch chân vào danh từ có trong các câu ca dao sau và xếp chúng vào
nhóm thích hợp: (1,5 điểm)
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
- Danh từ chung: .....................................................................................................


- Danh từ riêng: ......................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ (Trích)
Thế là hai bạn quyết định đổi lại cuộc sống cho nhau. Thằn lằn xanh trở về
với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức
tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Đôi bạn vẫn thi thoảng gặp
nhau và trò chuyện về cuộc sống. (Theo Sâng Lê-kha-na)
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả cây xà cừ mà em yêu thích. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm.
Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài thơ là một người chăm chỉ, ngoan ngoãn và
hiếu thảo với mẹ. Bạn vừa chăm học vừa chăm chỉ giúp đỡ mẹ. Bạn nhỏ cũng rất
yêu quê hương của mình qua những hình ảnh quê hương tươi thắm.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) B. Con Cú Câu 2. (0,5 điểm) D. Cả B và C. Câu 3. (0,5 điểm)
C. Nói về cái thú đi xe ngựa.


zalo Nhắn tin Zalo