Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 7)

26 13 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(26 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 7
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cau” (trang 34) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Những từ ngữ nào tả hình dáng cây
cau gợi cho em liên tưởng đến con người?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
ƯỚC VỌNG VÀ HẠT GIỐNG
Ngày xưa, có hai đứa trẻ đều có nhiều ước vọng rất đẹp đẽ. Làm sao có thể
thực hiện được ước vọng đó? Tranh luận hoài mà hai đứa trẻ không tìm được lời
giải đáp. Chúng bèn mang câu hỏi đến hỏi một cụ già, mong tìm những lời chỉ bảo.
Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống và bảo:
– Đây chỉ là hạt giống bình thường, nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì
người đó có thể tìm ra con đường thực hiện ước vọng.
Nói xong, cụ già quay lại rồi đi khuất ngay. Sau đó mấy năm, cụ già hỏi hai
đứa trẻ về tình trạng bảo quản hạt giống. Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp
được buộc bằng dây lụa nói:
– Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp, suốt ngày cháu giữ nó.
Nói rồi, nó lấy hạt giống ra cho cụ già xem. Cụ già thấy rõ hạt giống nguyên
vẹn như trước. Đứa trẻ thứ hai mặt mũi rám nắng, hai bàn tay nổi chai. Nó chỉ ra
cánh đồng mênh mông lúa vàng, phấn khởi nói:


– Cháu đem hạt giống gieo xuống đất, mỗi ngày lo tưới nước, chăm só, bón
phân, nhặt cỏ,... Tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng.
Cụ già nghe xong, mừng rỡ nói:
– Các cháu, ước vọng cũng như hạt giống đó. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì
chẳng có thể lớn lên được. Chỉ khi dùng mồ hôi, sức lực, tưới tắm vun trồng cho
nó thì mới có thể biến thành hoa trái, mùa màng bội thu.
Theo tập truyện “Ba con búp bê vàng”, Lê Hạnh tuyển chọn
Câu 1. Khi hai đứa trẻ mang câu hỏi đến gặp cụ già, chúng nhận được điều gì? (0,5 điểm)
A. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống thần kì để biến ước vọng thành sự thật.
B. Cụ già dạy cho chúng cách tìm ra con đường thực hiện ước vọng.
C. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống và nói rằng ai bảo quản tốt sẽ tìm được
con đường thực hiện ước vọng.
D. Cụ già cho mỗi người một điều ước.
Câu 2. Ai trong hai đứa trẻ đã bảo quản hạt giống nguyên vẹn như ban đầu? (0,5 điểm) A. Đứa trẻ thứ nhất. B. Đứa trẻ thứ hai.

C. Cả hai đứa trẻ. D. Không đứa trẻ nào.
Câu 3. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (0,5 điểm)
A. Cần cố gắng và nỗ lực để thực hiện ước mơ.
B. Ai cũng cần có một ước mơ của riêng mình.
C. Đem trồng những hạt giống chính là cách bảo quản tốt nhất.
D. Hãy đem trồng những hạt giống để chúng đem lại hoa trái, mùa màng bội thu.
Câu 4. Em hãy sử dụng dấu gạch ngang để viết lại câu sau: (1 điểm)
Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh.
.................................................................................................................................
Câu 5. Đặt câu: (1 điểm)
a) Sử dụng biện pháp nhân hóa:
.................................................................................................................................
b) Sử dụng dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm:
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy tìm các danh từ có trong câu sau: “Ngô, cỏ voi và những loại
cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt.” (1 điểm)
.................................................................................................................................
Câu 7. Em hãy gạch chân vào các danh từ riêng và xếp chúng vào nhóm thích hợp: (1 điểm)
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
- Danh từ riêng chỉ tên người: ................................................................................
- Danh từ riêng chỉ địa danh: ..................................................................................
- Danh từ riêng chỉ tên địa phương: ........................................................................


B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI (Trích)
Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm.
Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ
đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát
hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi
thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”. (Theo Vũ Hùng)
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một câu
chuyện đã học (đã đọc, đã nghe). ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm.
Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Những từ tả hình dáng cây cau gợi liên tưởng đến con người là:
dáng khiêm nhường, mảnh khảnh, da bạc thếch.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm)
C. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống và nói rằng ai bảo quản tốt sẽ tìm được
con đường thực hiện ước vọng. Câu 2. (0,5 điểm) A. Đứa trẻ thứ nhất.


zalo Nhắn tin Zalo