MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Mức độ đánh giá Mạch nội TT
Nội dung/chủ đề/bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao dung TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Giáo dục Xác định mục tiêu cá 1 kĩ năng 6 câu 2 câu 2 câu 2 câu nhân 1 1 sống câu câu Giáo dục (2đ) (2đ) 2 Lập kế hoạch chi tiêu 6 câu 2 câu 2 câu 2 câu kinh tế Tổng câu 12 0 4 1 4 1 2 0 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là kết quả cụ thể mà
mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định”.
A. Mục tiêu cá nhân. B. Kế hoạch cá nhân. C. Mục tiêu phấn đấu. D. Năng lực cá nhân.
Câu 2. Xét theo tiêu chí thời gian, mục tiêu có cá nhân có thể chia thành 2 loại, gồm:
A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.
B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.
D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.
Câu 3. Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu sức khỏe, mục tiêu học tập, mục tiêu gia đình, mục tiêu
sự nghiệp,… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây? A. Thời gian thực hiện. B. Năng lực thực hiện. C. Lĩnh vực thực hiện. D. Khả năng thực hiện.
Câu 4. Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Định hướng cho hoạt động của con người.
B. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân.
C. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.
D. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân.
Câu 5. Khi xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
A. Cụ thể. B. Phi thực tế. C. Thiếu tính khả thi.
D. Không đo lường được.
Câu 6. Cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước? A. 5 bước. B. 6 bước. C. 7 bước. D. 8 bước.
Câu 7. Học sinh cần phải lưu ý vấn đề gì khi xác định mục tiêu cá nhân?
A. Đặt mục tiêu vượt quá khả năng thực hiện.
B. Không cần xác định lộ trình thực hiện mục tiêu.
C. Mục tiêu cần cụ thể và phù hợp với khả năng.
D. Không cần lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.
Câu 8. Nhân vật nào dưới đây chưa có ý thức trong việc xác lập mục tiêu cá nhân?
A. Bạn P muốn tiết kiệm 200.00 đồng trong 3 tháng để mua quà tặng mẹ.
B. Thấy các bạn đi học thêm tiếng Anh, T cũng đăng kí đi học cùng cho vui.
C. Đầu năm học lớp 8, A quyết tâm học tập để đạt danh hiệu học sinh giỏi.
D. Bạn Y quyết tâm giảm 2kg trong vòng 1 tháng để cơ thể thon gọn hơn.
Câu 9. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề mục tiêu cá nhân?
A. Chúng ta chỉ cần đặt ra mục tiêu, không cần lập kế hoạch hành động.
B. Mục tiêu cá nhân đóng vai trò định hướng các hoạt động của con người.
C. Chỉ những người nghèo khó, kém cỏi mới cần xác định mục tiêu cá nhân.
D. Những kì vọng mơ hồ, vượt quá khả năng vẫn được gọi là mục tiêu cá nhân.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân?
A. Giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống.
B. Giúp mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.
C. Giúp mỗi cá nhân thu được nhiều lợi ích vật chất.
D. Giúp mỗi cá nhân có động lực hoàn thiện bản thân.
Câu 11. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn T có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. T dự định sẽ
đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, T đăng kí tham gia học đàn
và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, T cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì.
Câu hỏi: Nếu là bạn thân của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên T kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Khuyên T từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Phê bình T gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.
Câu 12. Nhân vật nào dưới đây đã có ý thức trong việc xác lập mục tiêu cá nhân?
A. Bạn P muốn tiết kiệm 1.000.00 đồng trong 3 tháng để mua xe đạp mới.
B. Thấy các bạn đi học thêm tiếng Anh, T cũng đăng kí đi học cùng cho vui.
C. Bạn K không thích vẽ, nhưng vẫn tham gia học thêm theo yêu cầu của mẹ.
D. Bạn Y quyết tâm giảm cân, nhưng không xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
Câu 13. “Tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Kế hoạch chi tiêu.
B. Quản lí tiền hiệu quả. C. Kế hoạch tài chính. D. Mục tiêu tài chính.
Câu 14. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước.
Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí?
A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.
B. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
C. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.
D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.
Câu 16. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?
A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.
C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
Câu 17. Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?
A. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
B. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.
C. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.
D. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
Câu 18. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu hợp lí?
A. Để có tiền mua thỏi son hàng hiệu, chị T đã ăn mì tôm mỗi ngày.
B. Anh M thường xuyên vay tiền bạn để đi xem phim, đi du lịch,…
C. Chị H mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì giá thành rẻ.
D. Anh K chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, trong khả năng chi trả.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?
A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai.
B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả.
C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.
Câu 20. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?
Tình huống. Trong dịp Tết, bạn N nhận được 2.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi
tiêu từ khoản tiền này như: mua quà sinh nhật tặng bố, mẹ; mua bộ sách học tiếng Anh,,... Chiều chủ
nhật, N cùng K và H đến khu vui chơi, biết N có tiền, K và H ngỏ ý muốn N dùng 600.000 đồng mua
vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Tuy nhiên, N đã từ chối và giải thích rõ với các
bạn về kế hoạch sử dụng tiền của mình. A. Bạn K. B. Bạn H. C. Bạn N. D. Hai bạn K và H.
Câu 21. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?
A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.
B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.
D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.
Câu 22. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?
A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền.
B. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
C. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái.
D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính.
Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Chú của bạn B sinh sống và làm việc tại Mỹ. Dịp này về Việt Nam thăm nhà, chú đã cho
B một khoản tiền (1 triệu đồng). B dự định dùng số tiền này để đăng kí một khóa học đàn ghi-ta. Sáng
chủ nhật, khi tới nhà bạn V chơi, B đã vui vẻ kể lại với V việc mình được chú cho tiền. Thấy vậy, V
liền gợi ý: “Cậu có nhiều tiền vậy, hay chúng mình cùng tới rạp xem phim “Vua sư tử” đi”
Câu hỏi: Nếu là B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng bạn.
B. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
C. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
D. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.
Câu 24. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Bạn K rất thích những mô hình lắp ráp 3D Lego mô phỏng các nhân vật siêu anh hùng.
Hằng tháng, bạn đều dành tất cả số tiền tiêu vặt mẹ cho để mua mô hình. Sáng chủ nhật, trong lúc dạo
phố cùng với bạn N, bạn K thấy cô bán hàng trưng bày một bộ mô hình mới, nhưng K đã hết sạch tiền
tiêu vặt. K bèn quay sang nói với N: “Cậu cho mình vay tiền mua bộ Lego mới này nhé, tháng sau
mình sẽ gửi trả cậu tiền”.
Câu hỏi: Nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Từ chối, khuyên K nên tiết kiệm trong chi tiêu.
B. Giả vờ không mang tiền để không phải cho K vay.
C. Đồng ý cho K vay dù trong lòng cảm thấy khó chịu.
D. Từ chối và lập tức bỏ về, không đi chơi với K nữa.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Những mục tiêu dưới đây có đúng theo nguyên tắc S.M.A.R.T không? Nếu
không, em hãy giúp các bạn viết lại cho đúng.
Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Cánh diều - Đề 1
581
291 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn GDCD 8 Cánh diều mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi GDCD lớp 8.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(581 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)