Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 4)

414 207 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(414 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Xả thân cứu đoàn tàu” (trang 22) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS thực hiện yêu cầu: Tìm những chi tiết cho thấy ông
Thức đã chủ động đề phòng tai nạn.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: ĐÔI BẠN
Thế là niềm ao ước của Sơn là được đi trên con đường xuống huyện đã thành
sự thật. Thầy Văn đã thực hiện lời hứa chở em đi trên con đường đó bằng xe máy.
Năm kia, ngay từ những ngày đầu về dạy học ở bản, thầy đã gặp Sơn. Thương
Sơn gầy yếu, hoàn cảnh khó khăn, thầy đã ngày ngày đưa em đến trường. Dù có xe
đạp, thầy vẫn đi bộ và cõng em, vì quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe
được. Nay thầy đã có xe máy. Chiếc xe máy cũ thầy mua ở chợ huyện chở hai người
đi trên con đường rải nhựa mịn màng. Từ lâu, Sơn đã trông thấy con đường vắt qua
sườn núi bên kia. Có lần ra suối cùng mẹ, Sơn lại thấy hình như con đường ấy vừa
khuất lại hiện ra rồi vòng sang hướng khác.
“Để xem sáng nay mình đi với thầy Văn xem con đường ấy thế nào”. Thầy
chạy xe chầm chậm để Sơn được nhìn ngắm xung quanh. Thầy vừa đi vừa giải thích
vắn tắt, dễ hiểu về con đường và luật giao thông. Đường rộng gấp mấy lần đường
trong bản mà lại phẳng phiu, phía nào có vực thẳm thì phía đó có chôn cắm cột và


thanh chắn ngang. Đoạn gần thị trấn có vạch sơn trắng ở giữa nhằm hướng dẫn xe cộ
luôn đi bên phải. Những chỗ vòng khuất lại có biển báo nguy hiểm.
Có cảnh này Sơn thấy rất thích thú. Đường lượn vòng qua hết núi này đến núi
kia, thế mà bên dưới lòng thung, con suối cứ đi theo. Suối đi theo bên cạnh con
đường, thoắt ẩn, thoắt hiện, chợt cao, chợt thấp. Nếu có đoạn trèo lên cao quả thì suối
vẫn róc rách, ẩm ào bên dưới. Và khi xuống đến thị trấn thì con suối lại hiền lành
chảy sát bên đường. Đường hạ thấp xuống để đi đôi cùng suối.
A, đúng rồi! Đường và suối cũng như Sơn và thầy Văn vậy.
(Theo Phạm Đình Ân)
Câu 1. Sơn có ao ước gì? (0,5 điểm)
A. Được đi trên con đường xuống huyện.
B. Được thầy Văn ngày ngày đưa em đến trường.
C. Được học thầy giáo Văn.
D. Được thầy Văn chở bằng xe máy.
Câu 2. Trên đường xuống huyện, thầy Văn nói những gì? (0,5 điểm)
A. Giải thích vắn tắt về con đường và những con suối.
B. Giải thích vì sao quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được.
C. Giải thích về đường trong bản.
D. Giải thích về con đường và luật giao thông.
Câu 3. Theo em, đôi bạn trong câu chuyện này là ai? (0,5 điểm) A. Thầy Văn và Sơn B. Đường và suối


C. Thầy Văn và chiếc xe máy cũ D. Hai ý A và B
Câu 4. Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Bản lùng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ
ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới.
.................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy viết trạng ngữ phù hợp vào chỗ chấm và cho biết đó trạng ngữ gì? (1 điểm)
a) ..................., cây cối đâm chồi nảy lộc.
.................................................................................................................................
b) ..................., đàn cá đang tung tăng bơi lội.
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy đặt một câu có vị ngữ nêu đặc điểm: (1 điểm)
.................................................................................................................................
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (từ 4 – 6 câu) nêu lí do em yêu thích một câu chuyện,
trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép: (1,5 điểm)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) CON SÓNG LAN XA (Trích)
Cô bé không đáp lời, nhìn ra mặt hồ xa xa. Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh
màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ. Đàn vịt vẫn nhởn
nhơ trôi. Chúng không ngờ một tai hoạ đường rình rập chúng. Theo Lê Minh
2. Tập làm văn (6 điểm)


Em hãy viết bài văn miêu tả cây phượng ở sân trường em. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy
theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn là:
+ Đến khúc quanh có đường bộ cắt ngang, ông Thức kéo còi liên tục để cảnh báo
+ Bỗng phía trước có một chiếc xe ben tiến lại gần đường sắt. Ngay lập tức, ông Thức
kéo còi và khóa máy để tàu dừng từ từ.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm)
A. Được đi trên con đường xuống huyện. Câu 2. (0,5 điểm)
D. Giải thích về con đường và luật giao thông. Câu 3. (0,5 điểm) D. Hai ý A và B
Câu 4. (1 điểm)
- Các tính từ: hồng, bập bùng, rì rầm, í ới. Câu 5. (1 điểm)
a) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Trạng ngữ: “Mùa xuân” là trạng ngữ chỉ thời gian.
b) Dưới ao, đàn cá đang tung tăng bơi lội.
- Trạng ngữ: “Dưới ao” là trạng ngữ chỉ nơi chốn. Câu 6. (1 điểm)
Làn da của chị Gia Hân trắng sáng, mịn màn như da em bé.
Câu 7. (1,5 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo