Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 6)

330 165 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(330 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 6
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Đàn bò gặm cỏ” (trang 34) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Sau những cơn mưa phùn mùa xuân,
đồi cỏ thay đổi nhanh chóng như thế nào?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: CON SẺ
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu
bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép
vàng óng, trên đẩu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức
đen nhánh lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm chó. Lông sẻ già dựng ngược,
miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng
hung dữ mà khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi
sinh. Nhưng một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó vẫn cuốn nó xuống đất
Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một
sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.


Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình
trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
Theo I.Tuốc-ghê-nhép
Câu 1. Đâu là nhân vật chính trong câu chuyện? (0,5 điểm) A. Con sẻ non. B. Con sẻ mẹ. C. Con chó.
D. Người chủ của con chó.
Câu 2. Điều gì khiến con chó đang chạy bỗng dừng chân và bắt đầu đánh hơi? (0,5 điểm) A. Tiếng gọi của chủ.
B. Sự xuất hiện của con sẻ già.
C. Sự xuất hiện của sẻ non mép vàng óng.
D. Con chó nhìn thấy con rắn.
Câu 3. Câu chuyện ca ngợi điều gì ở sẻ mẹ? (0,5 điểm) A. Sự hung dữ.
B. Bản năng sinh tồn tuyệt vời. C. Sự tự tin.


D. Lòng dũng cảm, tình yêu con.
Câu 4. Vị ngữ trong câu sau cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ? (1 điểm)
Hôm qua, dì tôi đã sinh em bé thứ hai.
.................................................................................................................................
Câu 5. Gạch chân vào trạng ngữ, cho biết trạng ngữ bổ sung thông tin gì? (1 điểm)
a) Năm 937, Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết hại.
.................................................................................................................................
b) Trên triền đê, bọn trẻ hăng say thả diều.
.................................................................................................................................
Câu 6. Nối chủ ngữ ở cột A với vị ngữ ở cột B để tạo câu: (1 điểm) Mèo con
thấy người lạ đến, sủa inh ỏi. Con chó đang tập bắt chuột.
đang đi công tác ở Thành phố Hồ Chí Bố tôi Minh.
Câu 7. Em hãy viết thêm vị ngữ để hoàn thiện câu: (1,5 điểm)
a) Mùa hè, cây phượng vĩ trường tôi ......................................................................
.................................................................................................................................
b) Những còn đò .....................................................................................................
.................................................................................................................................
c) Bộ bàn ghế nhà ông tôi .......................................................................................
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) CÂY GẠO

(Trích)
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo
sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa
hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Vũ Tú Nam
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn miêu tả cây đu đủ. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy
theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Sau những cơn mưa phùn mùa xuân, đồi cỏ thay đổi nhanh chóng từ
những lấm tấm xanh của mầm cỏ trở thành một thảm xanh non ngọt ngào.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) B. Con sẻ mẹ. Câu 2. (0,5 điểm)
C. Sự xuất hiện của sẻ non mép vàng óng. Câu 3. (1 điểm)
D. Lòng dũng cảm, tình yêu con. Câu 4. (1 điểm)
Vị ngữ “đã sinh em bé thứ hai” cho biết hoạt động của đối tượng “dì tôi” được nêu ở chủ ngữ. Câu 5. (1 điểm)
a) Năm 937, Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết hại.


zalo Nhắn tin Zalo