Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 7)

251 126 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(251 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 7
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Đoàn thuyền đánh cá” (trang 40) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Qua khổ thơ 1, em hiểu đoàn thuyền
đánh cá ra khơi vào lúc nào?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: HÃY CỨ ƯỚC MƠ
Mẹ của một bé gái 5 tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang
phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới – chủ đề chính của cuộc
hội nghị – bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-da
mau mắn đáp: “Dạ, làm y tá ạ!”
Dạo ấy, vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế nên câu trả lời trẻ thơ kia xem
ra không làm bà mẹ vui lòng, dù sao thì bà cũng vừa mới đi dự hội nghị về năng lực của phụ nữ kia mà.
– Con có thể làm bất cứ nghề gì con muốn. – Bà mẹ khơi gọi cho con gái. –
Con có thể làm luật sư, bác sĩ phẫu thuật, làm một nhân viên ngân hàng hay tổng
thống… Con có thể làm bất cứ thứ gì con thích.
Bé Lin-da hỏi lại: “Bất cứ thứ gì hả mẹ?”
– Ừ, làm bất cứ thứ gì, con ạ! – Người mẹ mỉm cười.
Bé Lin-da reo lên: “Ồ, vậy thì hay quá! Con muốn làm một chú ngựa non!”


Đã hẳn là giấc mơ của cô bé kia cần thêm đôi chút chín chắn nữa, thế nhưng
bạn có muốn mình có được tinh thần lạc quan như của cô bé ngây thơ mong muốn
được làm một chú ngựa con tung tăng chạy nhảy trên thảm cỏ xanh, hít thở khí trời và
những làn gió mát; hơn là cứ bi quan ủ rũ và than vãn rằng: “Tôi chẳng làm được cái
gì nên hồn cả!” hay không?
Tết-đi Ru-dơ-veo đã nói rằng: “Hãy cứ ngước nhìn lên các vì sao và nhớ giữ
cho đôi chân đứng vững trên mặt đất”. Đó là một cách để biến ước mơ thành hiện
thực. Nào, hãy bắt đầu bằng cách ngước nhìn lên và mơ tưởng về những điều đẹp nhất.
Theo “Một phút có thể thay đổi cuộc đời”
Câu 1. Vì sao câu trả lời thích làm y tá của bé Lin-da không làm mẹ vui lòng? (0,5 điểm)
A. Vì người mẹ thích con làm một nghề danh giá, hơn là làm những nghề mà xã hội chưa coi trọng.
B. Vì nghề đó rất vất vả.
C. Vì nghề đó không được trả lương cao.
D. Vì nghề đó thường xuyên phải thức đêm.
Câu 2. Mơ ước “được làm một chú ngựa con” cho thấy bé Lin-da là một em bé
như thế nào? (0,5 điểm)
A. Đó là một em bé yêu động vật.


B. Đó là một em bé yêu thiên nhiên.
C. Đó là một em bé hồn nhiên, ngây thơ và lạc quan yêu đời.
D. Đó là một em bé ngây thơ.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với ta điều gì? (0,5 điểm)
A. Hãy luôn ước mơ tất cả mọi điều.
B. Hãy luôn sống lạc quan, luôn mơ ước và biết cách biến ước mơ trở thành hiện thực.
C. Hãy sống hồn nhiên, ngây thơ như là trẻ em.
D. Hãy ước mơ những điều lớn lao.
Câu 4. Em hãy chỉ ra thành phần thứ nhất của mỗi câu sau: (1 điểm)
a) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mị Nương.
.................................................................................................................................
b) Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh.
.................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy gạch chân vào các danh từ trong câu ca dao và xếp vào nhóm
thích hợp: (1 điểm)
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
- Danh từ riêng:.......................................................................................................
.................................................................................................................................
- Danh từ chung: .....................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A!
Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
(Trích “Lão Hạc” – Nam Cao)
.................................................................................................................................


Câu 7. Em hãy tìm sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau. Cho biết tác dụng
của biện pháp nhân hóa đó: (1,5 điểm)
Ngày xưa, có một người nông dân nghèo đói. Anh ta phải bỏ làng vào rừng vỡ
hoang, trồng trỉa. Một hôm anh đang gieo hạt cải củ. Bỗng có một con gấu to ở đâu chạy đến quát lớn:
- Anh kia! Ai cho phép anh vào rừng của ta?
(Trích “Người nông dân và con gấu”)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) ĐÀN BÒ GẶM CỎ
Cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đứng dừng lại một bước, hai
mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi thay đổi hẳn bộ mặt Một
màu xanh non ngọt ngào, thơm mát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. Theo Hồ Phương
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả chú chó mà em yêu thích. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy
theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Qua khổ thơ 1, em hiểu đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng
hôn, chiều tối sau khi Mặt Trời đã xuống biển.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo