Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 8)

393 197 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(393 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 8
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán” (trang 8)
Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa
như thế nào đối với lịch sử nước ta?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CHUẨN BỊ ĐỂ HÀNH ĐỘNG
“Ba ơi, xem con nhảy nè!”, nhóc tì 10 tuổi của tôi gọi to. Tôi ngước nhìn lên
tấm ván pông-nhông đặt ở độ cao 3 mét và chờ đợi, nhưng nó lại run sợ và còn do dự.
Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó
cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng đành phải bỏ
cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa.
Sang chiều hôm sau, thằng bé năn nỉ tôi chở đến hồ bơi lần nữa. “Lần này, con
nhất định sẽ làm được”, nó nói một cách dứt khoát với tôi: “Ba nhìn con nè!”. Nhưng
rồi nó lại do dự, lại run sợ.
Những người cứu hộ ở hồ bơi cũng xúm lại phụ họa với tôi để động viên tinh
thần nó. “Nhảy xuống đi Rốp-bi, con làm được mà!”
Suốt 30 phút đồng hồ chúng tôi khích lệ thắng bé. Suốt 30 phút nó cứ chuẩn bị
nhảy, rồi lại thôi, nó cứ cúi gập người xuống, rồi lại đứng thẳng lên, và chiến đấu với
nỗi sợ đang kéo nó trở lui.


Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Nó giơ cao hai tay lên, gập người xuống
mép ván và lộn nhào xuống nước! Thằng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hô
vang dội. Nó đã làm được! Nó còn chiến thắng nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó nó còn
nhảy được thêm 3 lần nữa.
Chiều hôm ấy, Rôp-bi đã được học bài học về chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi.
Thế nhưng nó cũng còn được học về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có
những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm toàn ý.
Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý. Bạn phải
quyết đoán, không thể lần lữa – đó là con đường duy nhất để dẫn đến chiến thắng.
Trong cuộc sống của bạn, điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý? Sau khi đã
nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ?
Theo Xti-vơ Gu-đi –ơ
Câu 1. Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc gì? (0,5 điểm)
A. Muốn được bơi ở bể sâu 3 mét.
B. Muốn bơi xa được 3 mét.
C. Muốn nhảy được từ tấm ván ở độ cao 3 mét xuống mặt nước.
D. Muốn bơi 3 lần mỗi ngày.
Câu 2. Những điều gì đã giúp cậu bé vượt qua được nỗi sợ hãi? (0,5 điểm)
A. Sự khích lệ của bố và mọi người.


B. Sự khích lệ của bố, mọi người ở hồ bơi và sự chiến đấu với chính bản thân mình.
C. Sự động viên của đội cứu hộ ở hồ bơi.
D. Những tràng pháo tay cỗ vũ của mọi người.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải quyết đoán, không thể lần lữa –
đó là con đường duy nhất để dẫn đến thành công.
B. Trong cuộc sống, đừng nên sợ hãi, phải chiến thắng được nỗi sợ hãi thì mới thành công.
C. Trong cuộc sống, phải biết động viên mọi người vượt qua sợ hãi để họ thành công.
D. Trong cuộc sống, cần phải tự tin.
Câu 4. Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống sau: (1 điểm)
Trường tiểu học Xuân Hòa
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Việt Nam
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Câu 5. Gạch chân vào các tính từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Cô bé không đáp lời, nhìn ra mặt hồ xa xa. Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh
màu nắng... Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi. Chúng không ngờ một tai hoạ đường rình rập chúng.
(Trích “Con sóng lan xa” – Lê Minh)
Câu 6. Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây? (1 điểm)
Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:
− Sao lại gọi là hoa chiều tàn?
− Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.
− Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết!


Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp:
− Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung.
(Theo Trần Đức Tiến)
.................................................................................................................................
Câu 7. Đặt câu: (1,5 điểm)
a) Câu có chủ ngữ chỉ người:
.................................................................................................................................
b) Câu có vị ngữ chỉ hoạt động:
.................................................................................................................................
c) Câu có vị ngữ chỉ đặc điểm của sự vật:
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ DẬU – 1969
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào
Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn. Hồ Chí Minh
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả chú gà trống mà em yêu thích. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy
theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.


zalo Nhắn tin Zalo