Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (Đề 4)

880 440 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(880 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Con muốn làm một cái cây” (trang 31) Tiếng
Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Bum muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: BUỔI CHỢ TRUNG THU
Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây
trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến
rũ ngọt ngào mùi lúa chín.
Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người
gồng gánh, thúng mủng vì bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên
mấy con đường lớn. Vai kĩu, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng
éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại
điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.
Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm,
màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai
nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm. (Theo Tạ Duy Anh)


Câu 1. Cảnh chợ được miêu tả vào thời gian nào trong ngày? (0,5 điểm) A. Đêm muộn B. Hoàng hôn C. Bình minh D. Giữa trưa
Câu 2. Không phí buổi chợ trung du như thế nào? (0,5 điểm) A. Nhộn nhịp B. Yên tĩnh C. Êm đềm D. Vắng lặng
Câu 3. Trong câu “Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn với
bóng cây.” tác giả muốn gợi nhớ và thể hiện điều gì? (0,5 điểm)
A. Có rất nhiều hàng hóa ở chợ.
B. Có nhiều quần áo, vải vóc bán trong chợ.
C. Có nhiều người đến dự phiên chợ.
D. Có nhiều màu sắc trong buổi chợ.
Câu 4. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết trạng
ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu: (1 điểm)
Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi người đã đông nghịt.


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy viết trạng ngữ phù hợp vào chỗ chấm và cho biết đó trạng ngữ gì? (1 điểm)
a) ..................., cây cối đâm chồi nảy lộc.
.................................................................................................................................
b) ..................., đàn cá đang tung tăng bơi lội.
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy đặt một câu có vị ngữ nêu đặc điểm: (1 điểm)
.................................................................................................................................
Câu 7. Điền chữ ngữ hoặc vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: (1,5 điểm)
a) ............................................................ vẫn còn minh mẫn, tinh tường lắm.
b) ............................................................ đang bới giun trong vườn.
c) Mấy cô ong .........................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG (Trích)
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời nhà Trần. Ông sinh ra trong một gia
đình nông dân nghèo, ở làng Phù Ủng. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn
võ song toàn, chí khí khác thường.
(Phan Sơn tổng hợp)
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật Hải
Thượng Lãn Ông trong câu chuyện cùng tên. ĐÁP ÁN GỢI Ý


A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm.
Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Bum muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ vì Bum muốn luôn bên
đám bạn cùng chia nhau từng trái ổi chín và thấy ông ngồi cười hiền lành bên gốc ổi.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) C. Bình minh Câu 2. (0,5 điểm) A. Nhộn nhịp Câu 3. (1 điểm)
C. Có nhiều người đến dự phiên chợ.
Câu 4. (1 điểm)
Khoảng bảy giờ sáng /, trên đồi / người / đã đông nghịt. TN1 TN2 CN VN
- Trạng ngữ: “Khoảng bảy giờ sáng” bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc.
- Trạng ngữ: “trên đồi” bổ sung thông tin về địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc. Câu 5. (1 điểm)
a) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Trạng ngữ: “Mùa xuân” là trạng ngữ chỉ thời gian.
b) Dưới ao, đàn cá đang tung tăng bơi lội.
- Trạng ngữ: “Dưới ao” là trạng ngữ chỉ nơi chốn. Câu 6. (1 điểm)
Mái tóc của mẹ em dài và đen óng.


zalo Nhắn tin Zalo