Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (Đề 8)

1 K 483 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(966 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 8
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Sáng tháng Năm” (trang 48) Tiếng Việt 4 Tập
2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS thực hiện yêu cầu: Hãy tả lại khung cảnh nơi Bác Hồ làm việc.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: BÉ NA
Nhiều buổi sáng sớm, tôi đều thấy một cậu bé khoảng 9 – 10 tuổi đội chiếc
mũ đỏ đã bạc màu, khoác cái bao trên vai đi thẳng đến sọt rác để trước nhà bé Na.
Cậu ngồi xuống và nhặt các thứ để trên sọt rác vào bao.
Nhà bé Na sao có nhiều vỏ lon bia thế nhỉ? Tôi tự hỏi như vậy.
Tình cờ vào một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt trên sọt
rác rồi đi vào nhà. Tò mò, tôi lại xem. Trong túi ni lông là chiếc dép nhựa hồng,
mấy mảnh nhôm, nhựa, mấy vỏ chai và vài thứ lặt vặt khác. Sau đó tôi còn thấy
nhiều lần bé Na làm như vậy vào buổi tối.
Sao thế nhỉ? Sao cô bé này lại không bán những thứ nhặt được hay đổi kem
như bao đứa trẻ khác vẫn làm?
Một lần bé sang nhà tôi chơi, tôi thân mật hỏi bé:
– Cháu muốn làm cô tiên giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả? Bé tròn xoe
mắt ngạc nhiên nhìn tôi:

– Sao bác biết ạ?
– Bác biết hết. Này nhé, hằng đêm, có một cô tiên đẹp như bé Na mang
những thứ nhặt nhạnh được để trên sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé lại
nhặt mang đi, có đúng không nào?
Bé cười bẽn lẽn và nói:
– Bạn ấy mồ côi mẹ đấy ạ.
Bé chạy đi còn ngoái đầu lại nói với tôi:
– Bác không được nói cho ai biết đấy nhé!
Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được bỏ vào một túi ni lông
và ban đêm đem đặt lên sọt rác trước nhà. (Theo Lê Thị Lai)
Câu 1. Cậu bé đội mũ đỏ thường làm gì vào các buổi sáng? (0,5 điểm)
A. Nhặt các thứ trên sọt rác, bỏ vào bao.
B. Bỏ các thứ trong bao vào sọt rác.
C. Mang bao rác đến bỏ trước cửa nhà bé Na.
D. Đến gặp bác lớn tuổi.
Câu 2. Vì sao Na đem những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi? (0,5 điểm)
A. Vì Na muốn làm “cô tiên” xinh đẹp để được mọi người yêu thích.
B. Vì Na thấy cậu bé chỉ thích nhặt những thứ đồ cũ để bán lấy tiền.


C. Vì Na thương cậu bé mồ côi mẹ phải đi nhặt đồ cũ để bán lấy tiền.
D. Vì những thứ đó Na không dùng đến nên muốn nhờ cậu bé mang bỏ giúp.
Câu 3. Việc làm của tác giả ở cuối truyện giúp em hiểu được điều gì? (0,5 điểm)
A. Gom những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác là một việc làm tốt.
B. Việc làm thể hiện lòng nhân hậu được người khác noi theo.
C. Để sọt rác trước nhà là một việc làm tốt.
D. Cần quan tâm giúp người khác để người khác giúp đỡ mình.
Câu 4. Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống sau: (1 điểm)
Trường Tiểu học xuân Hòa
Gia Minh là học sinh chăm ngoan, học giỏi.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Câu 5. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và
ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm) a) Bà em đang đi chợ.
................................................................................................................................. b) Quả thị thơm phức.
.................................................................................................................................
c) Bà là người rất yêu thương con cháu.
.................................................................................................................................
Câu 6. Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn
dưới đây? (1 điểm)
Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:
− Sao lại gọi là hoa chiều tàn?
− Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.
− Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết!
Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp:


− Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung.
(Theo Trần Đức Tiến)
.................................................................................................................................
Câu 7. Đặt câu: (1,5 điểm)
a) Câu có chủ ngữ chỉ người:
.................................................................................................................................
b) Câu có vị ngữ chỉ hoạt động:
.................................................................................................................................
c) Câu có vị ngữ chỉ đặc điểm của sự vật:
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (Trích) Lặng yên như bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác. Minh Huệ
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật người bà
trong câu chuyện “Quả ngọt cuối mùa”. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm.
Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.


zalo Nhắn tin Zalo