Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Sở GDĐT Quảng Trị (Năm học 2018 - 2019)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) (ID: 265734)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một
thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có
tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở.
Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to:
Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”.
Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của
chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét
thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Câu 1. Nhận biết
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Nhận biết
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.” Câu 3. Thông hiểu
Thông điệp mà câu chuyện trên mang đến cho người đọc.
Câu 4. Vận dụng cao
Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cho và nhận trong cuộc sống.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mười
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU Câu 1:
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự. Câu 2:
Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập Cách giải:
Thành phần biệt lập – thành phần gọi – đáp: Con ơi. Câu 3:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải:
Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi
điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp. Câu 4:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: *Nêu vấn đề.
*Giải thích vấn đề:
+ Cho tức là hành động đem những thức thuộc về mình mang đến cho người khác. Cho chính
là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ,
rất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý.
+ Nhận là hành động cầm lấy cái được trao cho mình. Nhận ở đây còn là nhận sự yêu thương
của người khác với mình, là nhận lại sự đáp trả, đền ơn.
Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ
tương trợ, bổ sung cho nhau.
*Bàn luận vấn đề:
+ Nếu con người biết cho và nhận, cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc hơn, các mối quan hệ xã
hội trở nên tốt đẹp hơn.
+ Phê phán những người cho đi có mục đích, chỉ biết nhận mà không biết cho.
+ Liên hệ bản thân: Em đã cho và nhận những gì trong cuộc sống. II. LÀM VĂN
Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu chung Tác giả:
- Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Thanh Hải để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ
đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm. Tác phẩm:
- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.
- Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó
thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.
- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý. 2. Phân tích
a. Niềm nguyện ước chân thành của tác giả:
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được khơi gợi từ những cảm nhận về một mùa xuân
mới, mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của cuộc sống lao động và chiến đấu của
dân tộc. - Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng
cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.
+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp
đẽ, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ cho thấy lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ
tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.
Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mười
Dù là khi tóc bạc.
+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người
để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một
tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.
+ Điệp từ “dù là” + hỉnh ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn
tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt
chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.
Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát
khao cống hiến cho đất nước.
Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.
- Liên hệ với các nhà thơ khác: Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách
sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nguyễn Trãi đã từng tâm niệm:
“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết,nhuộm chăng đen”.
b. Đặc sắc nghệ thuật
+ Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.
+ Cảm xúc chân thành, tha thiết. 3. Đánh giá chung:
+ Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi
chân thành, đó là ước nguyện được hòa nhập, được là một con chim hót, một nhành hoa tỏa
ngát hương, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ… bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác.
+ Niềm khát khao ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang nằm trên giường bệnh.
Đề thi tuyển sinh chính thức vào 10 môn Ngữ Văn năm 2018 - 2019 có đáp án - Sở GDĐT Quảng Trị
329
165 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Các đề thi được chọn lọc từ các trường Chuyên và Sở Giáo dục cả nước. Đảm bảo chất lượng, cấu trúc bám sát nhất với kì thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Đề thi mới sẽ được cập nhật tại gói này đến sát kì thi tuyển sinh vào 10 năm 2023.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(329 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 9
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Sở GDĐT Quảng Trị (Năm học 2018 - 2019)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) (ID: 265734)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một
thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có
tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở.
Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to:
Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”.
Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của
chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét
thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)
Câu 1. Nhận biết
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Nhận biết
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc
sống của chúng ta.”
Câu 3. Thông hiểu
Thông điệp mà câu chuyện trên mang đến cho người đọc.
Câu 4. Vận dụng cao
Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cho và nhận trong cuộc
sống.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mười
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập
Cách giải:
Thành phần biệt lập – thành phần gọi – đáp: Con ơi.
Câu 3:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi
điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.
Câu 4:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
*Nêu vấn đề.
*Giải thích vấn đề:
+ Cho tức là hành động đem những thức thuộc về mình mang đến cho người khác. Cho chính
là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ,
rất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý.
+ Nhận là hành động cầm lấy cái được trao cho mình. Nhận ở đây còn là nhận sự yêu thương
của người khác với mình, là nhận lại sự đáp trả, đền ơn.
Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ
tương trợ, bổ sung cho nhau.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
*Bàn luận vấn đề:
+ Nếu con người biết cho và nhận, cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc hơn, các mối quan hệ xã
hội trở nên tốt đẹp hơn.
+ Phê phán những người cho đi có mục đích, chỉ biết nhận mà không biết cho.
+ Liên hệ bản thân: Em đã cho và nhận những gì trong cuộc sống.
II. LÀM VĂN
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân
tộc.
- Thanh Hải để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ
đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.
Tác phẩm:
- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần
lễ sau ông qua đời.
- Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó
thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.
- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý.
2. Phân tích
a. Niềm nguyện ước chân thành của tác giả:
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được khơi gợi từ những cảm nhận về một mùa xuân
mới, mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của cuộc sống lao động và chiến đấu của
dân tộc. - Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng
rất đỗi chân thành:
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng
cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.
+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp
đẽ, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ cho thấy lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ
tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người
– đất nước.
Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mười
Dù là khi tóc bạc.
+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người
để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một
tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.
+ Điệp từ “dù là” + hỉnh ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn
tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt
chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.
Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát
khao cống hiến cho đất nước.
Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng
sống cao đẹp.
- Liên hệ với các nhà thơ khác: Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách
sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Nguyễn Trãi đã từng tâm niệm:
“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết,nhuộm chăng đen”.
b. Đặc sắc nghệ thuật
+ Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.
+ Cảm xúc chân thành, tha thiết.
3. Đánh giá chung:
+ Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi
chân thành, đó là ước nguyện được hòa nhập, được là một con chim hót, một nhành hoa tỏa
ngát hương, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ… bất chấp thời gian, bất chấp
tuổi tác.
+ Niềm khát khao ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang
nằm trên giường bệnh.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85