Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Sở GDĐT Bắc Ninh (Năm học 2018 - 2019)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Buồn trông của bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới xa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
( Ngữ văn 9, Tập một)
Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết
Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm đó.
Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết
Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy nào?
Câu 3: (1.5 điểm) Thông hiểu
Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Vận dụng cao
Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn. Nếu không có tình bạn cuộc sống thật buồn chán
biết bao. Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu phát biểu suy nghĩa của em về một tình bạn đẹp
Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
… “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Con quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”…
(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: 1.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Truyện Kiều (đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích) Cách giải
- Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du.
- Thể loại: Truyện thơ Nôm - Thể thơ: Lục bát 2.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ láy Cách giải:
- Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên là: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm 3.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài điệp ngữ, phương pháp phân tích, tổng hợp Cách giải:
Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên. Buồn trông có nghĩa là buồn
nhìn ra xa, trông ngóng điều gì đó vô vọng.
+ Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh
buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn,
lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng
chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.
+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh,
ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.
=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh,
biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu
thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc. Câu 2:
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội. Cách giải:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.
- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng
nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Giới thiệu vấn đề: tình bạn đẹp
2. Giải thích vấn đề:
- Tình bạn là thứ tình cảm được gây dựng trên cơ sở những đặc điểm chung giữa người này
và người khác. Đó có thể là sở thích, năng khiếu, công việc,... nhưng thường là tương đồng
về độ tuổi, tâm lí, tính cách,...
- Một tình bạn đẹp trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở sự đồng cảm, vô
tư, không vụ lợi, tính toán. Điều đó có nghĩa là những người bạn đến với nhau vì những yếu
tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí,… nên tìm đến nhau để sẻ chia, tâm sự.
2. Bàn luận, mở rộng:
- Tại sao chúng ta cần có những tình bạn đẹp?
+ Không ai có thể tồn tại độc lập và tách biệt, không có một mối liên hệ nào với những người
xung quanh. Vì vậy để cân bằng cuộc sống của mình, con người cần có những mối quan hệ
vững chắc – ngoài gia đình để sẻ chia, để quan tâm. Tình bạn đẹp chính là một trong những mối quan hệ đó.
+ Cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thử thách mà con người không thể lường trước.
Chính vì vậy ta cần có những người bạn tốt để những lúc như vậy sẽ giúp đỡ lẫn nhau mà
không lo sợ sự toan tính,…
+ Tình bạn đẹp cũng sẽ giúp cho nhiều mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, chân thành và có ý nghĩa hơn.
- Có thể nêu những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp: Lưu Bình – Dương Lễ, Nguyễn Khuyến – Dương Khuê,…
- Phê phán những mối quan hệ bè phái, cầu lợi ích cá nhân, giả dối.
- Liên hệ bản thân: Em đã có tình bạn đẹp chưa? Tình bạn ấy giúp cho cuộc sống của em như thế nào? Câu 3:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu chung
- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại.
Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980.
- Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình. 2. Phân tích
- Những phẩm chất cao quý của người đồng mình:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”
+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương
như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.
+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó
khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình.
Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.
- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Con quê hương thì làm phong tục
+ Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn
tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao,
vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn.
+ Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương,
tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê
hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng.
Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn nhủ con phải biết
kế thừa, phát huy những truyền thống đó.
- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:
+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.
+ Ẩn dụ “đá”, “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn,
gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.
+ So sánh “như sông”, “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng,
vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.
+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần.
Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh
ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.
- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:
Đề thi tuyển sinh chính thức vào 10 môn Ngữ Văn năm 2018 - 2019 có đáp án - Sở GDĐT Bắc Ninh
264
132 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Các đề thi được chọn lọc từ các trường Chuyên và Sở Giáo dục cả nước. Đảm bảo chất lượng, cấu trúc bám sát nhất với kì thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Đề thi mới sẽ được cập nhật tại gói này đến sát kì thi tuyển sinh vào 10 năm 2023.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(264 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 9
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Sở GDĐT Bắc Ninh (Năm học 2018 - 2019)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Buồn trông của bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới xa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
( Ngữ văn 9, Tập một)
Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết
Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? Nêu thể loại và thể thơ của tác
phẩm đó.
Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết
Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy nào?
Câu 3: (1.5 điểm) Thông hiểu
Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Vận dụng cao
Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn. Nếu không có tình bạn cuộc sống thật buồn chán
biết bao. Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu phát biểu suy nghĩa của em về một tình bạn đẹp
Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
… “Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Con quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”…
(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1:
1.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Truyện Kiều (đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích)
Cách giải
- Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du.
- Thể loại: Truyện thơ Nôm
- Thể thơ: Lục bát
2.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ láy
Cách giải:
- Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên là: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu,
xanh xanh, ầm ầm
3.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài điệp ngữ, phương pháp phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên. Buồn trông có nghĩa là buồn
nhìn ra xa, trông ngóng điều gì đó vô vọng.
+ Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh
buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn,
lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng
chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh,
ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến
tuyệt vọng.
=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh,
biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu
thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.
Câu 2:
Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài
văn nghị luận xã hội.
Cách giải:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.
- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng
nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
*Yêu cầu về nội dung:
1. Giới thiệu vấn đề: tình bạn đẹp
2. Giải thích vấn đề:
- Tình bạn là thứ tình cảm được gây dựng trên cơ sở những đặc điểm chung giữa người này
và người khác. Đó có thể là sở thích, năng khiếu, công việc,... nhưng thường là tương đồng
về độ tuổi, tâm lí, tính cách,...
- Một tình bạn đẹp trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở sự đồng cảm, vô
tư, không vụ lợi, tính toán. Điều đó có nghĩa là những người bạn đến với nhau vì những yếu
tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí,… nên tìm đến nhau để sẻ chia,
tâm sự.
2. Bàn luận, mở rộng:
- Tại sao chúng ta cần có những tình bạn đẹp?
+ Không ai có thể tồn tại độc lập và tách biệt, không có một mối liên hệ nào với những người
xung quanh. Vì vậy để cân bằng cuộc sống của mình, con người cần có những mối quan hệ
vững chắc – ngoài gia đình để sẻ chia, để quan tâm. Tình bạn đẹp chính là một trong những
mối quan hệ đó.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
+ Cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thử thách mà con người không thể lường trước.
Chính vì vậy ta cần có những người bạn tốt để những lúc như vậy sẽ giúp đỡ lẫn nhau mà
không lo sợ sự toan tính,…
+ Tình bạn đẹp cũng sẽ giúp cho nhiều mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, chân thành và có ý
nghĩa hơn.
- Có thể nêu những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp: Lưu Bình – Dương Lễ, Nguyễn Khuyến –
Dương Khuê,…
- Phê phán những mối quan hệ bè phái, cầu lợi ích cá nhân, giả dối.
- Liên hệ bản thân: Em đã có tình bạn đẹp chưa? Tình bạn ấy giúp cho cuộc sống của em như
thế nào?
Câu 3:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu chung
- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại.
Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của
con người miền núi.
- “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào
năm 1980.
- Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹp của
người đồng mình.
2. Phân tích
- Những phẩm chất cao quý của người đồng mình:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương
như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất
vả, gian khó của họ.
+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó
khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người
đồng mình.
Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.
- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Con quê hương thì làm phong tục
+ Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn
tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao,
vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn.
+ Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương,
tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê
hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của
cộng đồng.
Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn nhủ con phải biết
kế thừa, phát huy những truyền thống đó.
- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:
+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha
dành cho con.
+ Ẩn dụ “đá”, “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn,
gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê
hương mình.
+ So sánh “như sông”, “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng,
vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.
+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt,
không ngại ngần.
Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh
ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.
- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85