Đề thi tuyển sinh chính thức vào 10 môn Ngữ Văn năm 2018 - 2019 có đáp án - THPT chuyên KHTN Hà Nội

154 77 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Các đề thi được chọn lọc từ các trường Chuyên và Sở Giáo dục cả nước. Đảm bảo chất lượng, cấu trúc bám sát nhất với kì thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Đề thi mới sẽ được cập nhật tại gói này đến sát kì thi tuyển sinh vào 10 năm 2023.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(154 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên KHTN Hà Nội (Năm học 2018 - 2019)
A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH
Câu I: (3.0 điểm)
1. Trắc nghiệm (1 điểm) (Nhận biết)
Chọn một trong 4 phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:
a/ Văn bản nào sau đây có cùng thể thơ với bài thơ “Ông đồ”?
A A. Nói với con B. Sang thu C. Viếng lăng Bác D. Đồng chí
b/ Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học trung đại?
A A. Làng B. Vũ trung tùy bút C. Lục Vân Tiên D. Truyện Kiều
c/ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào?
A A. 1947 B. 1948 C. 1949 D. 1950
d/ Câu “Nói ngọt lọt đến xương” thuộc kiểu loại nào sau đây?
A A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Dân ca
2. Tiếng Việt (2 điểm)
a. (Nhận biết) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn
thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh cũng đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một
tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b. (Thông hiểu) Chỉ ra phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn
thơ sau:
Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng…
(Tố Hữu, Chào xuân 67!)
Câu II: (2 điểm) Vận dụng cao
Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tri thức,
văn hóa của mỗi con người.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Coi câu trên câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình
bày suy nghĩ của mình về việc lựa chọn s dụng ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày. Trong
đó có một phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới từ ngữ liên kết đó).
B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)
Câu IIIa: (5 điểm) Vận dụng cao
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước
nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Em hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng
tỏ nhận xét trên.
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 156)
Câu IIIb: (5 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
của Minh Khuê (phần trích SGK Ngữ văn 9, Tập hai) để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn,
tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
cứu nước.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần A:
Câu I:
1. Trắc nghiệm
a – B, b – A, c – B, d – A
2. Tiếng Việt
a)
- Thành phần biệt lập: Chao ôi – thành phần biệt lập cảm thán.
- Thành phần biệt lập: và cũng là đứa con duy nhất của anh – thành phần biệt lập phụ chú.
b)
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là so sánh (như bà mẹ) và nhân hóa .
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên sinh động giàu hình ảnh.
+ Hai biện pháp nghệ thuật khẳng định sự gắn giữa Tổ quốc mỗi người dân như tình
mẫu tử thiêng liêng.
+ Đồng thời ngợi ca bà mẹ Tổ quốc, làm nổi bật sự nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các
con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản
Câu II:
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn 12 đến 15 câu
- Đoạn văn câu chủ đề Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem một tiêu chuẩn đánh
giá trình độ tri thức, văn hóa của mỗi con người.
- Trong đoạn văn sử dụng một phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới từ ngữ liên kết đó).
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung
- Lời nói phương tiện để giao tiếp lời nói trong giao tiếp hàng ngày được xem tiêu
chuẩn đánh giá trình độ văn hóa, trình độ tri thức của mỗi người đúng như ông bà xưa đã dạy
“Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời nói cho vừa lòng nhau” hay “Nhất ngôn cửu đỉnh
Tứ nan truy” (một lời nói ra, bốn con ngựa chạy theo không kịp).vậy, phải lựa chọn
sử dụng ngôn từ trong cuộc sống cẩn trọng để đạt được hiệu quả giao tiếp ứng xử văn
minh.
- Thực trạng: Hiện nay việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp còn thiếu chuẩn, đặc biệt đối với
các bạn học sinh.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Vì sao phải lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp?
+ Cách sử dụng ngôn ngữ sẽ phản ánh con người, nhân cách, trình độ văn hóa của mỗi người.
+ Lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp không đúng sẽ không đạt được hiệu quả giao tiếp.
+ Đôi khi sử dụng những lời lẽ nặng nề, xúc phạm thể làm cho người cùng giao tiếp tổn
thương.
+ ….
- Cách lựa chọn ngôn từ để sử dụng chính xác:
+ Lựa chọn từ xưng hô chuẩn xác.
+ Dùng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.
- Khi không sử dụng từ ngữ đúng, kết quả giao tiếp sẽ kém, gây khó chịu với người khác.
Không sử dụng đúng từ ngữ còn thể hiện sự không lịch sự, kém văn minh của bản thân.
- Liên hệ bản thân: em đã và đang sử dụng ngôn ngữ giao tiếp như thế nào?
Phần B:
Câu IIIa:
A. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ
trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
- Tập thơ “Ánh trăng” của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984.
Trong đó, bài thơ tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ : Ánh Trăng. Bài thơ một
câu chuyện riêng nhưng ý nghĩa triết như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về
lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ
nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Bốn khổ thơ cuối bài thơ đã thể hiện nội dung tư
tưởng đó.
B. Phân tích:
1. Vầng trăng trong hiện tại và tính huống bất ngờ ập đến
- Hoàn cảnh sống: “Từ hồi về thành phố”
+ Bản lề: khép lại một thời gian chiến tranh gian khó, mở ra những năm tháng hòa bình.
+ Đánh dấu những đổi thay trong cuộc đời con người; họ đã đi qua chiến tranh để bước vào
một cuộc sống đầy đủ hơn về tiện nghi, vật chất.
+ Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung
túc trong “ánh điện cửa gương” - cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn
phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:
+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ vãng, vãng nhạt nhòa của
quãng thời gian xa xôi nào đó.
+ Biện pháp nhân hóa, so sánh→ “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua
đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con
người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở
thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.
ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người thể dễ dàng quên đi quá khứ, thể thay
đổi về tình cảm.
- Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:
+ Tình huống: “Đèn điện tắt”. Đây biến cố chân thực, thường thấy trong cuộc sống đô thị.
Cái lấp lánh của ánh điện, cửa gương biến mất, con người bị vây bọc trong căn phòng tối om,
ngột ngạt.
+ Hành động “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương → bắt gặp vầng trăng
Đây khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo
nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng
khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.
+ “Đột ngột vầng trăng tròn”: Đảo ngữ: Cảm giác ngỡ ngàng khi con người gặp lại vầng
trăng.
+ Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng: trăng đang độ tròn đẹp nhất; trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn ở rất
gần, luôn chờ đợi dõi theo dù con người thờ ơ, dửng dưng.
2. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
- Với thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính trong
phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái rưng rưng”. Rưng rưng của
những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một
lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mộng mị; rưng rưng của
nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một
chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức
trong sâu thẳm trái tim người lính.
- trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời
xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư “như là
đồng bể, như sông rừng”. Đồng, bể, sông, rừng, những hình ảnh gắn nơi khoảng
trời kỉ niệm.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:



Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên KHTN Hà Nội (Năm học 2018 - 2019)
A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH Câu I: (3.0 điểm)
1. Trắc nghiệm (1 điểm) (Nhận biết)
Chọn một trong 4 phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:
a/ Văn bản nào sau đây có cùng thể thơ với bài thơ “Ông đồ”? A A. Nói với con B. Sang thu C. Viếng lăng Bác D. Đồng chí
b/ Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học trung đại? A A. Làng B. Vũ trung tùy bút C. Lục Vân Tiên D. Truyện Kiều
c/ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào? A A. 1947 B. 1948 C. 1949 D. 1950
d/ Câu “Nói ngọt lọt đến xương” thuộc kiểu loại nào sau đây? A A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Dân ca
2. Tiếng Việt (2 điểm)
a. (Nhận biết) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn
thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b. (Thông hiểu) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng…
(Tố Hữu, Chào xuân 67!)
Câu II: (2 điểm) Vận dụng cao
Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tri thức,
văn hóa của mỗi con người.


Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình
bày suy nghĩ của mình về việc lựa chọn sử dụng ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày. Trong
đó có một phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới từ ngữ liên kết đó).
B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)
Câu IIIa: (5 điểm) Vận dụng cao
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có gợi nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước
nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Em hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 156) Câu IIIb: (5 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
của Lê Minh Khuê (phần trích SGK Ngữ văn 9, Tập hai) để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, tư
tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Phần A: Câu I: 1. Trắc nghiệm
a – B, b – A, c – B, d – A
2. Tiếng Việt a)
- Thành phần biệt lập: Chao ôi – thành phần biệt lập cảm thán.
- Thành phần biệt lập: và cũng là đứa con duy nhất của anh – thành phần biệt lập phụ chú. b)
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là so sánh (như bà mẹ) và nhân hóa . - Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên sinh động giàu hình ảnh.
+ Hai biện pháp nghệ thuật khẳng định sự gắn bó giữa Tổ quốc và mỗi người dân như tình mẫu tử thiêng liêng.
+ Đồng thời ngợi ca bà mẹ Tổ quốc, làm nổi bật sự nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các
con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản Câu II:
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn 12 đến 15 câu
- Đoạn văn có câu chủ đề là Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem là một tiêu chuẩn đánh
giá trình độ tri thức, văn hóa của mỗi con người.
- Trong đoạn văn sử dụng một phép nối để liên kết câu (gạch chân dưới từ ngữ liên kết đó).
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung
- Lời nói là phương tiện để giao tiếp → lời nói trong giao tiếp hàng ngày được xem là tiêu
chuẩn đánh giá trình độ văn hóa, trình độ tri thức của mỗi người đúng như ông bà xưa đã dạy
“Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Nhất ngôn cửu đỉnh
– Tứ mã nan truy” (một lời nói ra, bốn con ngựa chạy theo không kịp). Vì vậy, phải lựa chọn
sử dụng ngôn từ trong cuộc sống cẩn trọng để đạt được hiệu quả giao tiếp và ứng xử có văn minh.
- Thực trạng: Hiện nay việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp còn thiếu chuẩn, đặc biệt là đối với các bạn học sinh.


- Vì sao phải lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp?
+ Cách sử dụng ngôn ngữ sẽ phản ánh con người, nhân cách, trình độ văn hóa của mỗi người.
+ Lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp không đúng sẽ không đạt được hiệu quả giao tiếp.
+ Đôi khi sử dụng những lời lẽ nặng nề, xúc phạm có thể làm cho người cùng giao tiếp tổn thương. + ….
- Cách lựa chọn ngôn từ để sử dụng chính xác:
+ Lựa chọn từ xưng hô chuẩn xác.
+ Dùng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.
- Khi không sử dụng từ ngữ đúng, kết quả giao tiếp sẽ kém, gây khó chịu với người khác.
Không sử dụng đúng từ ngữ còn thể hiện sự không lịch sự, kém văn minh của bản thân.
- Liên hệ bản thân: em đã và đang sử dụng ngôn ngữ giao tiếp như thế nào? Phần B: Câu IIIa:
A. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ
trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
- Tập thơ “Ánh trăng” của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984.
Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ : Ánh Trăng. Bài thơ là một
câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về
lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có gợi nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ
nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Bốn khổ thơ cuối bài thơ đã thể hiện nội dung tư tưởng đó. B. Phân tích:
1. Vầng trăng trong hiện tại và tính huống bất ngờ ập đến
- Hoàn cảnh sống: “Từ hồi về thành phố”
+ Bản lề: khép lại một thời gian chiến tranh gian khó, mở ra những năm tháng hòa bình.
+ Đánh dấu những đổi thay trong cuộc đời con người; họ đã đi qua chiến tranh để bước vào
một cuộc sống đầy đủ hơn về tiện nghi, vật chất.
+ Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung
túc trong “ánh điện cửa gương” - cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn
phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên.


- “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:
+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của
quãng thời gian xa xôi nào đó.
+ Biện pháp nhân hóa, so sánh→ “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua
đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con
người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở
thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.
→ Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm.
- Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:
+ Tình huống: “Đèn điện tắt”. Đây là biến cố chân thực, thường thấy trong cuộc sống đô thị.
Cái lấp lánh của ánh điện, cửa gương biến mất, con người bị vây bọc trong căn phòng tối om, ngột ngạt.
+ Hành động “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương → bắt gặp vầng trăng
→ Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo
nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ → Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng
khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.
+ “Đột ngột vầng trăng tròn”: Đảo ngữ: Cảm giác ngỡ ngàng khi con người gặp lại vầng trăng.
+ Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng: trăng đang độ tròn đẹp nhất; trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn ở rất
gần, luôn chờ đợi dõi theo dù con người thờ ơ, dửng dưng.
2. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
- Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong
phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của
những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một
lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của
nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một
chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức
trong sâu thẳm trái tim người lính.
- Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời
xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư “như là
đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng, những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm.


zalo Nhắn tin Zalo