Giáo án Bài 22 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều (2024): Nguồn nhiên liệu

170 85 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 19 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 9 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(170 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Hóa Học

Xem thêm

Mô tả nội dung:

Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: ...........................
Họ và tên giáo viên:............................
Tổ: ................................
Chủ đề 7: Giới thiệu về chất hữu cơ.
Hydrocacbon và nguồn nhiên liệu
Bài 22. NGUỒN NHIÊN LIỆU
Thời lượng: 4 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.
- Trình bày được phương pháp khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu; một
số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ; ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên (là nguổn
nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp).
- Nêu được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí).
- Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dấu hoả, than,...), từ đó có cách ứng
xửthích hợp đối với việc sử dụng nhiên liệu (gas, xăng, dâu hoả, than,...) trong cuộc sống. 2. Về năng lực a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, thành
phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về
nguồn nhiên liệu; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của
GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong
nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm về nguồn nhiên
liệu; Trình bày được phương pháp khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ
dầu; Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ; Ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên
nhiên (là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp).
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Biết được nguồn nhiên liệu trong tự nhiên; Nắm
được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí).
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được ứng dụng thực tiễn của các
loại nhiên liệu trong thực tiễn; Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu (gas,
dầu hoả, than, …), từ đó có cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng nhiên
liệu (gas, xăng, dầu hoả, than, …) trong cuộc sống. 3. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân được giao
nhằm tìm hiểu về sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ dự án.
- Có ý thức sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, bền vững, tuyên truyền về an ninh
năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Một số hình ảnh: Gỗ, than đá, xăng, dầu diesel, khí thiên nhiên…
- Bộ mẫu vật sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- Video về khí thiên nhiên: https://youtu.be/TSEgPoZue90
- Video về dầu mỏ: https://www.youtube.com/watch?v=m6Wjxa–33cU
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
- Phương pháp graph hoặc kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan (qua hình ảnh, mẫu vật thật).
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
- Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, công não.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu:
Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, tạo không khí cho buổi học b) Nội dung:
- GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu các kiến thức đã biết về nhiên liệu c) Sản phẩm:
Kiến thức học sinh nắm được
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV Nhận nhiệm vụ đưa ra.
Nhiện vụ 1: Quan sát hình và cho biết trong đó có những
loại nhiên liệu nào đã được sử dụng? Loại nhiên liệu nào
được tạo ra từ dầu mỏ? Nhiệm vụ 2:
- GV yêu cầu: Nhiên liệu là chủ đề mà các em đã được học
và tìm hiểu qua rất nhiều nguồn thông tin (Chương trình
KHTN lớp 6, Internet, tivi, báo, đài…). Từ những kiến thức
đã học, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thành cột K, cột W trong bảng KWLH K (Know) W (Want) L (Learn) H (How) Em đã có Những Em đã học Em tiếp tục hiểu biết gì điều gì em được tìm hiểu về nhiên thấy hứng gì về nhiên thông tin về liệu? thú và muốn liệu? nhiên liệu tìm hiểu về bằng cách nhiên liệu? nào?
HS thực hiện nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận trong nhóm để viết ra các hiểu biết của bản
thân và những điều mình mong muốn tìm hiểu.
Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Báo cáo kết quả:
GV gọi đại diện nhóm HS trình bày câu trả lời.
GV ghi lên bảng các ý kiến của nhóm HS, chú ý tránh ghi trùng lặp các phát biểu
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài
Con người đã biết sử dụng các nhiên liệu như: củi, than đá,
khí gas để đun nấu từ rất sớm. Những loại nhiên liệu này có

thành phần, tính chất gì, cần chú ý khai thác, sử dụng nguồn
nhiên liệu này như thế nào để đảm bảo an ninh năng lượng?
chúng ta cũng tìm hiểu rõ trong bài ngày hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về dầu mỏ a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ.
- Trình bày được phương pháp khai thác dầu mỏ; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ; ứng dụng của dầu mỏ. b) Nội dung:
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, cho học sinh đọc thông tin trong SGK.tr 109 và 110 thực hiện yêu cầu sau:
*: Tìm hiểu về dầu mỏ (trạng thái tự nhiên, thành phần, tính chất, khai thác, ứng dụng),
đề xuất cách sử dụng dầu mỏ tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường.
Câu 1: Quan sát bên và dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày trạng thái,
màu sắc, tính tan trong nước của dầu mỏ?
Câu 2: Trong tự nhiên dầu mỏ tồn tại ở đâu? A. Trên mặt biển. B. Trên mặt đất. C. Trong ao hồ. D. Trong lòng đất.
Câu 3: Các nhóm hoàn thành bảng sau trên bảng: Dầu mỏ Trạng thái tự nhiên Thành phần Phương pháp khai thác Ứng dụng
Câu 4: Khi khai thác và vận chuyển dầu mỏ phải áp dụng nhiều biện pháp để dầu không
tràn ra biển. Giải thích ý nghĩa của việc làm trên.
Câu 5: Nêu tên một số mỏ dầu đã và đang được khai thác ở nước ta. c) Sản phẩm:


zalo Nhắn tin Zalo