Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: ...........................
Họ và tên giáo viên:............................
Tổ: ................................
CHƯƠNG IX: LIPID. CARBONHYDRATE. PROTEIN. POLYMER
Bài 27. TINH BỘT VÀ CELLULOSE
Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
- Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose.
- Trình bày được tính chất hoá học của tinh bột và cellulose: phản ứng thuỷ phân; hổ
tinh bột có phản ứng màu với iodine. Viết được các phương trình hoá học của phản ứng
thuỷ phân dưới dạng công thức phân tử.
- Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng thuỷ phân; phản ứng
màu với iodine; nêu được hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận vé tính chất
hoá học của tinh bột và cellulose.
- Trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất, sự tạo
thành tinh bột, cellulose và vai trò của chủng trong cây xanh.
- Nêu được tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh.
- Nhận biết được các loại lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và biết cách sử dụng hợp lí tinh bột. 2. Về năng lực a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, công
thức hoá học của tinh bột và cellulose; Trình bày được tính chất vật lí, tính
chất hoá học của tinh bột và cellulose; Viết được các phương trình hoá học
xảy ra dưới dạng công thức phân tử của các phản ứng: phản ứng thuỷ phân, hồ
tinh bột có phản ứng màu với iodine.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để tìm hiểu về
tinh bột và cellulose; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu
của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong
nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Nêu được trạng thái tự nhiên, tính
chất vật lí của tinh bột và cellulose; Trình bày được tính chất hoá học của tinh
bột và cellulose; Trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời
sống và sản xuất; Trình bày được sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của
chúng trong cây xanh; Nêu được tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nhận biết được tinh bột và cellulose trong tự
nhiên và ứng dụng thực tiễn của nó.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được các loại lương thực,
thực phẩm giàu tinh bột và biết cách sử dụng hợp lí tinh bột. 3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm
hiểu về tinh bột và cellulose.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm
vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công.
- Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh, video, máy chiếu.
- Hoá chất: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch iodine, dung dịch HCl 2 M .
- Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS gồm: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, đèn cồn.
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Cho biết bộ phận nào của cây ngô chứa nhiều tinh bột, bộ phận nào chứa nhiều cellulose?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Câu 2: Quan sát hình 27.1; 27.2. So sánh sự khác nhau giữa tinh bột và cellulose về
trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và vai trò của chúng trong cây xanh. Tinh bột Cellulose CTPT Trạng thái tự nhiên
Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan, khối lượng riêng) Vai trò trong cây xanh
Câu 3. Nêu những hiện tượng trong thực tiễn chứng tỏ tinh bột tan được trong nước
nóng còn cellulose không tan.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Thí nghiệm 1: Tinh bột phản ứng với iodine.
Thêm 2 mL dung dịch hồ tinh bột vào ống nghiệm, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm.
Hãy mô tả hiện tượng và viết PTHH xảy ra.
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 2. Thí nghiệm 2: Thuỷ phân tinh bột.
- Cho vào cốc khoảng 5 mL dung dịch hồ tinh bột, tiếp theo, thêm 1 mL dung dịch
H2SO4 20% . Đặt cốc dung dịch lên kiềng và đun sôi nhẹ dung dịch trong khoảng 4
phút, vừa đun, vừa khuấy đều..
- Lấy 3 giọt dung dịch nhỏ lên mặt kính đồng hồ, sau đó nhỏ lên một giọt dung dịch iodine.
Hãy mô tả hiện tượng và viết PTHH xảy ra.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Câu 3. Tinh bột và cellulose có những tính chất hoá học nào sau đây?
a) Tác dụng với H2O khi có acid và đun nóng.
b) Tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường khi có enzyme. c) Tác dụng với iodine.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Câu 4. Nêu một số ví dụ trong thực tiễn để minh hoạ về sự thuỷ phân tinh bột và
cellulose ở nhiệt độ thường nhờ tác dụng của enzyme.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
- Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan thông qua thí nghiệm, động não, khăn trải bàn, mảnh ghép.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Nhận biết được trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose trong thực tiễn,
từ đó xác định được vấn đề của bài học b) Nội dung:
- GV tổ chức quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS cho biết loại carbohydrate được
nhắc đến. Giáo viên chốt giới thiệu nội dung bài học
Giáo án Bài 27 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều (2024): Tinh bột và cellulose
217
109 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 9 Cánh diều.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(217 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)