Giáo án Bài 5 Hóa học 7 Cánh diều: Giới thiệu về liên kết hóa học

398 199 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: KHTN
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 17 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Hóa học 7 Cánh diều được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

Bộ giáo án Hóa học 7 Cánh diều năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 7 Cánh diều.

Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(398 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Trường: ……………………………….. Họ và tên giáo viên:
Tổ: …………………………………… ……………………….
BÀI 5: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
Thời lượng: 06 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm.
- Nêu được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion
có lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố khí hiếm (áp dụng cho các phân tử
đơn giản như sodium chloride, magnesium oxide…).
- Nêu được sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc dùng chung electron để
tạo ra lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố khí hiếm (ammonia, nước, carbon dioxide, nitrogen …).
- Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh
để tìm hiểu về liên kết ion, liên kết cộng hóa trị và tính chất của chất ion, chất cộng hóa trị.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trong tìm hiểu về sự tạo thành liên kết trong một số phân tử.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề trong lập bảng so sánh tính
chất của chất ion và chất cộng hóa trị, giải thích hiện tượng thường gặp trong đời sống.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Quan sát được tranh, ảnh và thu thập thông tin từ hiện tượng thực tế để rút ra khái niệm
liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, tính chất của chất ion, chất cộng hóa trị.
- So sánh, rút ra được đặc điểm khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị. 3. Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về liên kết hóa học.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên
- Các tranh phóng to các ảnh trong SGK (hoặc hình ảnh rõ nét để chiếu lên màn chiếu).
- Thiết kế phiếu học tập. 2. Học sinh
- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu a) Mục tiêu
- Tạo hứng thú và huy động kiến thức của HS về liên kết hóa học. b) Nội dung
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Hãy dự đoán và trình bày sự hình thành
liên kết giữa các nguyên tử F trong phân tử F2. c) Sản phẩm Dự đoán của HS:
- Nguyên tử F có xu hướng nhận thêm 1 electron để lớp vỏ có 8 electron giống nguyên tử khí hiếm.
- 2 nguyên tử F liên kết với nhau để mỗi nguyên tử có 8 electron ở lớp vỏ. - …
Các dự đoán của HS có thể đúng hoặc sai, GV không nhận xét mà dựa vào đó để đặt vấn đề vào bài mới.
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh mở đầu bài học và trả lời câu hỏi:
Hãy dự đoán và trình bày sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử F trong phân tử F2.
- HS đọc SGK, quan sát hình, suy nghĩ cá nhân đưa ra dự đoán.
- HS đưa ra các dự đoán.
- GV nhận xét, đưa vấn đề: Vậy để kiếm chứng các dự đoán của các em, dự đoán nào
đúng chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 5 – Giới thiệu về liên kết hoá học.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo vỏ nguyên tử khí hiếm a) Mục tiêu
- Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm. b) Nội dung
- HS quan sát mô hình cấu tạo vỏ nguyên tử của một số khí hiếm (hình 5.1 – SGK) và
nhận xét số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử. c) Sản phẩm
- Câu trả lời của HS, dự kiến:
Hình 5.1a) nguyên tử helium có 2 electron lớp ngoài cùng.
Hình 5.1b) nguyên tử neon có 8 electron lớp ngoài cùng.
Hình 5.1c) nguyên tử argon có 8 electron lớp ngoài cùng.
⇒ Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng He có 2 electron).
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
I. Đặc điểm cấu tạo vỏ nguyên tử khí
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.1 SGK - hiếm 33, trả lời câu hỏi 1.
- Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử - HS nhận nhiệm vụ.
khí hiếm có 8 electron (riêng He có 2
* Thực hiện nhiệm vụ
electron) là lớp vỏ bền vững.
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình, đếm - Các nguyên tử khí hiếm tồn tại độc lập
số electron trên lớp vỏ của 3 nguyên tử trong điều kiện thường.
khí hiếm và nêu nhận xét.
- Nguyên tử nguyên tố khác có lớp vỏ
- GV theo dõi và đôn đốc HS thực hiện ngoài cùng kém bền, có xu hướng tạo ra nhiệm vụ.
lớp vỏ tương tự khí hiếm khi liên kết với * Báo cáo kết quả nguyên tử khác.
- Đại diện 1 số HS trả lời, HS khác nhận xét. * Kết luận
- GV chốt kiến thức: Lớp vỏ ngoài cùng
của nguyên tử khí hiếm có 8 electron
(riêng He có 2 electron), là lớp vỏ bền vững.
2.2. Tìm hiểu về liên kết ion a) Mục tiêu


zalo Nhắn tin Zalo